Thành phần hóa học của chanh và mật ong

Trong bài viết “6 lợi ích của chanh và mật ong có thể bạn chưa biết?”, tôi đã giúp các bạn chỉ ra những lợi ích của chúng.

Để giúp cho các bạn hiểu hơn về thành phần hóa học có trong chanh và mật ong, hôm nay tôi sẽ làm thêm về chủ để này để giúp cho các bạn có cái nhìn tổng quan về bài viết trước đó hơn.

Hóa học đằng sau

Đầu tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu về thành phần hóa học có trong chanh nhé!

Chanh

Có ai trong số các bạn biết nguyên nhân làm sao chanh bị chua không nào? Có thể vài bạn biết, vài bạn không.

Nguyên nhân thật sự làm cho chanh chua đó là do sự hiện diện của những acid hữu cơ. Phần lớn những acid trong chanh là acid citric, và chúng chiếm 5 đến 6% trong nước chanh.

Ngoài acid citric thì trong chanh còn hiện diện những acid khác, mặc dù nồng độ của chúng rất thấp nhưng chúng cũng góp phần vào mùi vị của chanh. Thí dụ điển hình như acid malic, chúng chiếm khoảng 5% nồng độ của acid citric.

Ngoài ra, trong chanh còn chứa hàm lượng cao vitamin C, chúng được biết đến với cái tên là acid ascorbic.

Người ta nhận thấy rằng trong 100g chanh thì có chứa khoảng 50mg vitamin C, hàm lượng này tương tự có trong cam nhưng cao gấp đôi trong chanh tây (~29mg/100g).

Vitamin C được yêu cầu bởi cơ thể để sản sinh collagen, chúng là protein chính để liên kết những mô của tế bào trong động vật.

Ngoài ra, nếu cơ thể thiếu vitamin C thì sẽ bị bệnh Scorbut, theo wikipedia thì đây là một bệnh do thiếu hụt vitamin C, biểu hiện dưới những triệu chứng như: chảy máu nướu răng, chậm lành vết thương, các vết thâm tím rộng trên da (mảng xuất huyết dưới da, dân gian thường gọi là “vết ma cắn”).

Do vậy, nếu trên cơ thể xuất hiện những triệu chứng này thì lập tức bổ sung vitamin C nhé. Chanh và cam là nguồn vitamin C tự nhiên rất tốt cho cơ thể bạn. Chúng ta dễ dàng tìm kiếm nó ở trong vườn nhà bạn hay những chợ và siêu thị.

Chúng ta đã giải quyết xong thành phần hóa học của chanh. Tiếp theo là mật ong nhé. Xem chúng có thành phần hóa học gì nào!

Mật ong

Chắc các bạn điều biết khi những con ong thu nhặt mật hoa từ các bông hoa, chúng dự trữ mật trong dạ dày. Các bạn đừng hiểu lằm đây là dạ dày chứa thức ăn nhé! Đây là những dạ dày nằm tách biệt với dạ dày thông thường của ong.

Sau đó, mật hoa được trộn lẫn với những enzym. Lúc này xảy ra quá trình phân hủy những đường có khối lượng phân tử lớn trong mật hoa như sucrose thành những đường nhỏ hơn là glucose và fructose.

Tiếp theo chúng sẽ mang những đường này vào tổ ong. Lúc này, những con ong sẽ quạt mật để bay hơi hơi nước cho đến khi nồng độ nước giảm xuống đến khoảng 17%. Mật ong có hàm lượng nước thấp có thể ngăn cản vi khuẩn, nấm mốc phát triển và gây hư hỏng.

Acid gluconic là một trong những acid điển hình trong mật ong, chúng được tạo ra bằng quá trình bài tiết trên glucose của ong. Chính acid này và những acid khác gây nguyên nhân mật ong có pH 3-4.

Ngoài ra, trong mật ong còn chứa một lượng nhỏ hydrogen peroxide (H2O2), chúng làm cho vi khuẩn không thể phát triển trong mật ong.

Như vậy là tôi đã trình bày cho các bạn thấy những thành phần hóa học có trong chanh và mật ong rồi nhé.

Nếu các bạn muốn biết khi kết hợp chúng với nhau thì sẽ có lợi ích sức khỏe gì thì tìm bài viết “6 lợi ích sức khỏe của chanh và mật ong có thể bạn chưa biết?” để tham khảo thêm nhé!

Và hãy luôn nhớ rằng “hãy cung cấp vitamin C cho cơ thể nhé!” Vì nó rất cần cho sức khỏe của bạn và gia đình bạn.

Tham khảo Compound Interest và tổng hợp.

Chia sẻ:
 
HHLCS

Tôi là người đam mê Hóa học và muốn chia sẻ những kiến thức này cho những người cùng sở thích, đam mê. Tôi chủ yếu xuất bản về các chủ đề liên quan đến hóa học trong cuộc sống hằng ngày.