Chất nhầy, nước mắt và nước bọt bảo vệ chúng ta khỏi bị nhiễm trùng như thế nào? 

Nước mũi, nước mắt và khạc nhổ nghe có vẻ khó chịu nhưng cả ba đều là một phần quan trọng trong hệ thống miễn dịch của chúng ta. Bài viết sau đây so sánh và xem xét vai trò các thành phần của chúng trong việc bào vệ chúng ta khỏi bị nhiễm trùng. Bạn hãy giành ít thời gian để tham khảo nhé!

Chất nhầy

Chất nhầy là một chất lỏng bình thường, trơn và do nhiều mô lót trong cơ thể tiết ra và chủ yếu là nước và chứa các chất như mucin glycoprotein: chuỗi protein có gắn oligosacarit. Những protein này tạo thành gel làm cho chất nhầy có đặc sệt. Từ đó, chất nhầy bẫy và loại bỏ mầm bệnh khỏi cơ thể.

Cơ thể chúng ta sản xuất rất nhiều chất nhầy – khoảng 1-1,5 lít mỗi ngày. Chúng ta thường không nhận thấy sự xuất hiện của chất nhầy trừ khi lượng chất nhầy được tiết ra tăng lên hoặc chất lượng của chất nhầy đã thay đổi, có thể xảy ra với các bệnh và tình trạng khác nhau.

cau truc cua mucin glycoprotein
Cấu trúc của mucin glycoprotein. Ảnh: Nadezhda G. Balabushevich

Trong quá trình lây nhiễm, chất nhầy chuyển sang màu vàng hoặc xanh lục. Màu sắc một phần đến từ đơn vị heme trong myeloperoxidase đó là một loại enzym trong các tế bào bạch cầu hạt trung tính (neutrophil) chống nhiễm trùng.

Để dễ hiểu thì như thế này: khi bạn bị cảm lạnh, hệ thống miễn dịch của bạn sẽ gửi các tế bào bạch cầu gọi là bạch cầu trung tính đến khu vực đó. Những tế bào này chứa một loại enzyme có màu xanh lục, và với số lượng lớn, chúng có thể biến chất nhầy có màu giống nhau. Bạn có thể nhận thấy chất nhầy hoàn toàn trong suốt khi bị viêm tai và viêm xoang. Nếu bị nhiễm trùng, bạn cũng sẽ có các triệu chứng khác, chẳng hạn như nghẹt mũi, sốt và xuất hiện nhiều chất nhầy lên các xoang.

Nguồn: Vinmec

Theo đó, chất nhầy có thể chuyển sang các màu khác như là:

  • Trắng: Chất nhầy trong mũi có thể đặc hơn và có màu trắng. Đó có thể là một dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang sản xuất ra các tế bào bạch cầu để chống lại nhiễm trùng.
  • Màu xanh lá cây hoặc màu vàng: khi chất nhầy chuyển sang màu này thường là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị nhiễm trùng như cảm lạnh hoặc cúm. Màu xanh xuất phát từ một loại protein được giải phóng từ các tế bào viêm nhiễm. Đó là một chất độc hại giết chết vi trùng cố gắng xâm nhập vào.
  • Đỏ hoặc hồng: Nếu bạn bị ốm và ho nhiều, bạn có thể nhận thấy chất nhầy có màu đỏ hoặc hồng. Điều này có thể là do các mạch máu trong mũi hoặc cổ họng bị vỡ. Trong một số trường hợp, nó cũng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư. Bác sĩ có thể tiến hành thực hiện các xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân.
  • Màu nâu hoặc đen: Chất nhầy màu sẫm có thể báo hiệu cơ thể đang bị nhiễm trùng. Tình trạng này thường xảy ra với những người nghiện hút thuốc hoặc những người xung quanh hít phải khói hoặc bụi than tại nơi làm việc của họ. Loại chất nhầy này cũng xuất hiện ở những người bị bệnh phổi mãn tính. Màu sắc đến từ sự pha trộn giữa máu và tình trạng viêm nhiễm trong phổi.

Những giọt nước mắt

Nước mắt chủ yếu là nước và chứa protein (lysozyme, lactoferrin, lipocalin và IgA), lipid, chất điện giải (natri, kali, clorua, bicacbonat, magiê và canxi) – đây là những thành phần khiến vị của nước mắt mặn) và dịch nhầy (mucins). Các lớp khác nhau của màng nước mắt có những mục đích khác nhau. Lớp dịch nhầy dính nước mắt vào các giác mạc, lớp nước giữ cho bề mặt của mắt ngậm nước và lớp lipid ngăn sự bay hơi.

Nước mắt chứa những protein kháng khuẩn, bao gồm lysozyme và lactoferrin, ngăn ngừa sự nhiễm trùng. Lysozym phá vỡ thành tế bào vi khuẩn, trong khi đó lactoferrin liên kết với sắt ngăn cản vi khuẩn từ việc sử dụng nó để phát triển.

cau tao ba lop cua mang nuoc mat
Cấu tạo ba lớp của màng nước mắt. Ảnh: Vinmec

Ngoài ra, nước mắt đóng vai trò quan trọng giúp chúng ta khỏe mạnh. Nước mắt giữ cho bề mặt nhãn cầu sạch sẽ, ẩm ướt và bảo vệ mắt khỏi bị hư hại. Mặc dù, trông có vẻ giống nước bình thường, nhưng nước mắt của chúng ta thực sự khá phức tạp. Nước mắt được tạo thành từ chất nhầy, nước và dầu – mỗi thành phần đều cần thiết đối với mắt.

  • Chất nhầy: Bao phủ bề mặt của mắt, giúp kết dính lớp nước mắt với mắt. Nếu không có lớp chất nhầy lành mạnh, các đốm khô có thể hình thành trên giác mạc, cấu trúc trong suốt giống như mái vòm ở mặt trước của mắt.
  • Nước: Thực sự giống một dung dịch muối có chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất quan trọng đối với chức năng bình thường của tế bào. Những chất dinh dưỡng này rất quan trọng để giữ cho lớp tế bào trên cùng của bề mặt mắt khỏe mạnh và biểu mô hoạt động bình thường.
  • Dầu: Ngăn cản sự bay hơi của nước mắt. Một số người không tạo đủ dầu (đôi khi quá nhiều dầu), hoặc thành phần dầu không ổn định, sẽ khiến nước mắt bay hơi quá nhanh và dẫn đến khô mắt.

Nước mắt của chúng ta cũng chứa chất kháng sinh tự nhiên, được gọi là lysozyme – giúp chống lại vi khuẩn và vi rút, giữ cho bề mặt của mắt khỏe mạnh.

Cuối cùng, vì giác mạc không có mạch máu, nên nước mắt cũng là phương tiện mang chất dinh dưỡng đến các tế bào.

Nước bọt

Nước bọt là một hỗn hợp gồm chất nhầy và chất dịch, chứa enzyme ptyalin hỗ trợ tiêu hóa và lysozyme giúp diệt khuẩn bảo vệ vùng miệng khỏi nhiễm trùng. Trung bình mỗi ngày các tuyến nước bọt ở người tiết ra khoảng 150 – 1300ml nước bọt, lượng và độ nhầy của nước bọt còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố (hóa học, cơ học, tâm lý, thần kinh).

Giống như nước mắt, nước bọt có chứa protein kháng khuẩn. Nước bọt cũng chứa các ion canxi, phốt phát và florua. Những ion này sửa chữa quá trình tái khoáng hóa men răng và ngà răng (remineralization) của chúng ta, đây là một quá trình đảo ngược quá trình mất khoáng chất do axit xảy ra trong quá trình khử khoáng (demineralization).

qua trinh tai khoang va khu khoang men rang edited
Sơ đồ các quá trình: trái-khử khoáng và phải-tái khoáng hóa men răng. Ảnh: Dreamstime

Nước bọt đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe răng miệng bằng cách duy trì độ pH trong miệng. Bicarbonat trong nước bọt phản ứng với axit do vi khuẩn sinh ra. Kết quả là axit carbonic bị phân hủy bởi carbonic anhydrase, một loại enzym tìm thấy trong nước bọt.

Ngoài ra, các tuyến nước bọt tham gia tích cực nhiều quá trình và đóng nhiều vai trò quan trọng như: Tiêu hoá thức ăn, bài tiết, chống quá trình lên men, viêm nhiễm, điều tiết môi trường miệng.

Vai trò tiêu hóa

  • Nước bọt giúp làm ướt thức ăn khô, làm mềm thức ăn trong quá trình nhai. Dịch nhầy trong nước bọt được trộn lẫn vào thức ăn và có tác dụng như một chất làm trơn giúp chúng ta nuốt xuống họng dễ dàng hơn.
  • Trong nước bọt có enzyme ptyalin giúp thủy phân tinh bột trong thức ăn tạo thành các loại đường maltose, glucose kích thích vị giác và tạo cảm giác ngon miệng hơn khi ăn. Đồng thời còn giúp pha loãng các vị chua, ngọt, đắng, cay giúp món ăn dễ ăn hơn, đẩy nhanh quá trình tiêu hóa.

Vai trò bảo vệ

  • Nước bọt giúp trung hòa độ acid và cuốn trôi vi khuẩn, tạo pH kiềm, hỗ trợ tái khoáng men răng, và có các chất diệt khuẩn, kháng thể để giữ chất ngà cho răng.
  • Trong nước bọt tiết ra từ tuyến mang tai có chất ức chế hoạt tính của virus quai bị và hạn chế sự phát triển của chúng.
  • Nước bọt có vai trò cầm máu nhất định. Khi khoang miệng bị tổn thương hoặc nhổ răng bị chảy máu, nước bọt sẽ nhanh chóng cầm máu và bít miệng vết thương hiệu quả.
  • Các chất vô cơ và hữu cơ có trong nước bọt giúp phát huy vai trò chống vi khuẩn hiệu quả, giảm nguy cơ mắc viêm lợi, viêm họng, sâu răng…

Vai trò bài tiết

  • Những chất ngoại lai đưa vào cơ thể có thể được tìm thấy trong nước bọt
  • Chất nhầy trong nước bọt giúp khoang miệng luôn mềm mại, không bị khô rát khó chịu.

Bài viết đến đây là hết rồi. Hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn phần nào trong tương lai. Lần sau nếu có ai hỏi về chủ đề này thì hãy nhớ về hóa học đằng sau chúng nhé!

Tham khảo C&EN và Vinmec.

Chia sẻ:
 
HHLCS

Tôi là người đam mê Hóa học và muốn chia sẻ những kiến thức này cho những người cùng sở thích, đam mê. Tôi chủ yếu xuất bản về các chủ đề liên quan đến hóa học trong cuộc sống hằng ngày.