Hóa học đằng sau váng trà

Váng trà là một lớp màng dầu mỏng hình thành trên bề mặt của một số tách trà. Nó xảy ra do phản ứng hóa học giữa một số hợp chất trong lá trà, chẳng hạn như polyphenol hoặc glycoside, và các khoáng chất trong nước cứng, chẳng hạn như canxi carbonat. Váng trà không gây hại khi uống nhưng có thể ảnh hưởng đến mùi thơm và vị của trà. Vì thế để giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về hóa học đằng sau của váng trà cũng như một vài điều thú vị liên quan nhé!

Polyphenol và màu sắc của trà

Trà chứa một lượng đáng kể các hợp chất polyphenol: 180-240 mg trong một tách trà đặc. Các hợp chất polyphenol được gọi là catechin bị oxy hóa trong quá trình chế biến lá trà, tạo ra một hỗn hợp phức tạp gồm các hợp chất polyphenol khác. Chúng bao gồm theaflavin và thearubigen góp phần tạo nên màu đỏ cam và hương vị của trà.

cau truc hoa hoc cua theaflavin
Cấu trúc hóa học của theaflavin. Ảnh: Wikipedia

Các nghiên cứu đã xác định các đặc tính chống oxy hóa của polyphenol trong trà, nhưng bằng chứng khoa học về lợi ích sức khỏe từ chúng vẫn chưa thống nhất.

Nguyên nhân gây ra váng trà

Lớp váng hình thành trên bề mặt tách trà nếu nước dùng để pha có chứa các ion canxi và bicarbonat. Số lượng cao hơn của các ion này được tìm thấy trong nước cứng. Lớp váng là hợp chất polyphenol trong trà bị oxy hóa trên một màng canxi carbonat.

Ca2+ + 2 HCO3 ⇆ CaCO3 + CO2 + H2O

Tăng độ axit của trà, ví dụ bằng cách thêm nước cốt chanh hoặc pha với nhiều lá trà hơn, làm giảm sự hình thành cặn bã bằng cách loại bỏ các ion carbonat.

Tác dụng kích thích của trà

Trà chứa methylxanthine theobromine, theophylline và caffeine. Caffeine có tác dụng kích thích nổi tiếng. Trà thường chứa ít caffeine hơn cà phê, mặc dù số lượng có thể thay đổi tùy thuộc và thời gia và loại trà.

Chemical structures of caffeine theobromine and theophylline
Cấu trúc hóa học của caffeine, theobromine và theophylline. Ảnh: European Food Research and Technology

Trà cũng chứa L-theanine, một loại axit amin. Các nghiên cứu đã gợi ý rằng L-theanine có thể có tác dụng làm dịu. Điều này có thể cân bằng tác dụng kích thích của caffeine, giải thích tại sao tác dụng của cà phê có thể mạnh hơn rất nhiều.

cau truc cua l theanine
Cấu trúc của L-theanine. Ảnh: Wikipedia

Bọt trà

Một trong những hiện tượng hay gặp khi pha trà nhất đó chính là bọt trà. Một số người nhận định bọt trà là biểu hiện cho trà kém phẩm chất. Nhận định này không hẳn là sai hoàn toàn, nhưng cũng không hoàn toàn đúng. Vì bọt trà không hẳn liên quan đến chất lượng trà, mà là đến từ một thành phần có tên là saponin.

Saponin là một hợp chất glycoside tự nhiên thường có trong nhiều loại thực vật khác nhau. Nhất là những cây thuộc họ đậu như đậu nành, đậu Hà Lan hay đậu lăng. Ngoài những cây họ đậu thì saponin còn có mặt ở giá đỗ, hành tây, tỏi tây, măng tây, củ cải đường, hạt diêm mạch hay rượu vang đỏ. Trà cũng là một trong những loại cây có chứa thành phần này.

cau truc cua epigallocatechin gallate
Cấu trúc hóa học của EGCG. Ảnh: Wikipedia

Nếu bạn đã từng bắt gặp các mẩu quảng cáo về trà xanh đóng chai, thì có thể bạn đã nghe họ nhấn mạnh rất rõ là trà của họ có chứa EGCG. EGCG (Epigallocatechin gallate) là một trong số rất nhiều catechin có trong trà xanh. Do là một dạng polyphenol hoàn chỉnh nhất nên có thể nói EGCG có khả năng chống oxy hoá tốt nhất. Đồng thời được tập trung nghiên cứu nhiều nhất, và tất nhiên được các hãng nước uống đóng chai tập trung quảng bá nhất. Tuy nhiên, EGCG không phải là thành phần chống oxy hoá duy nhất có trong trà xanh, mà còn nhiều thành phần khác nữa, và saponin là một trong số đó.

Nếu bạn muốn đọc thêm về hóa học trà, hãy xem bài viết trước đó tại đây hoặc các tài liệu tham khảo bên dưới.

Bài viết đến đây là hết rồi. Hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn phần nào trong tương lai. Lần sau nếu có ai hỏi về chủ đề này thì hãy nhớ về hóa học đằng sau chúng nhé!

Tham khảo Compound InterestChè Sạch.

Chia sẻ:
 
HHLCS

Tôi là người đam mê Hóa học và muốn chia sẻ những kiến thức này cho những người cùng sở thích, đam mê. Tôi chủ yếu xuất bản về các chủ đề liên quan đến hóa học trong cuộc sống hằng ngày.