Hóa học đằng sau Asian Cup 2019

Vậy là chưa đầy vài giờ đồng hồ nữa là giải bóng đá Asian Cup 2019 sẽ khởi tranh, và UAE là đội chủ nhà của giải. Đây là giải bóng đá lớn thứ 2 thế giới chỉ sau World Cup.

Đặc biệt hơn nữa, năm nay lại có sự tham gia của đội tuyển bóng đá Việt Nam. Sau kỳ AFF Suzuki Cup 2018 đầy thành công, thì người hâm mộ Việt Nam đang trông chờ những màn biểu diễn thăng hoa của đội tuyển trong sân chơi lớn châu Á.

Nhằm hòa mình vào không khí sôi nổi này, blog sẽ giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về hóa học đằng sau kỳ Asian Cup này.

Tất nhiên, chủ đề này sẽ tập trung chủ yếu xoay quanh trái bóng tròn và một vài điều thú vị xung quanh. Hãy nhâm nhi một vài ly bia và thưởng thức thôi nào!

Chiếc cúp

Đội vô địch sẽ nhận chiếc cúp khác biệt hoàn toàn so với những chiếc cúp trước. Chiếc cúp này cao 72cm, rộng 42cm, nặng 15kg và được sản xuất bằng bạc Ý nguyên khối hay còn gọi là bạc 925 (bạc Sterling). 

Đội nào chiến thắng trong trận chung kết ngày 1.2.2019 sẽ rất vất vả trong việc nâng cúp, di chuyển cúp. 

Bạc sterling là một dạng hợp kim của bạc chứa 92,5% khối lượng bạc và 7,5% khối lượng của các kim loại khác, thông thường là đồng. Tiêu chuẩn bạc sterling có độ tinh xảo tối thiểu là 925.

Bạc mịn, ví dụ bạc 99,9% nguyên chất, nói chung là quá mềm để sản xuất hàng hóa; Do đó, bạc thường được kết hợp với đồng để tạo sức bền đồng thời giữ được độ dẻo và vẻ ngoai của kim loại quý. 

Bạc nguyên chất rất khó bị oxy hóa ở điều kiện bình thường vì đó là chất liệu tinh khiết không có hợp chất kim loại khác, trong khi đó bạc hợp kim sẽ dễ bị oxy hóa hơn nhất là hợp kim bạc đồng và bạc 925 cũng không phải là ngoại lệ. 

Nếu những nhà vô địch cầm, nắm vào chiếc cúp này thì chúng có thể bị đen là do sự kết hợp của bạc với lưu huỳnh trong tuyến mồ hôi, tạo thành muối bạc-lưu huỳnh kết tủa đen không tan bám trên bề mặt bạc.

Ngoài ra thì lưu huỳnh còn có ở trong không khí, trong suối nước nóng nhưng nhiều nhất, tiếp xúc trực tiếp nhất vẫn là trong tuyến mồ hôi của con người…

Điều này rất bình thường, các bạn không có gì phải lo. Mọi nghiên cứu khoa học đều chỉ ra rằng tất cả các loại bạc trừ bạc nguyên nhất đều sẽ bị đen, xỉn màu dù là để bạc trong tủ kính không sử dụng đến.

Vì bạc phản ứng hoá học với lưu huỳnh có trong không khí. Thời gian bạc xỉn màu còn phụ thuộc nhiều vào cơ địa của mỗi người, người nào có tuyến mồ hồi nhiều muối nhiều lưu huỳnh thì bạc xỉn màu chỉ trong thời gian rất ngắn. Nếu chúng có bị xỉn màu thì sau khi đánh sáng, bạc 925 vẫn giữ được độ sáng bóng như mới.

Các kim loại khác có thể thay thế đồng, thường là với mục đích cải thiện các tính chất khác nhau của các hợp kim cơ bản sterling như giảm độ rỗng của vật đúc, loại bỏ lớp oxit bọc bên ngoài, và tăng sức chống làm mờ.

Những kim loại thay thế này bao gồm germani, kẽm và platin, cũng như một loạt các phụ gia khác, bao gồm cả silicon và boron. Các hợp kim như argentium bạc có màu đỏ trong những thập kỷ gần đây.

Bên cạnh đó, biểu tượng bông sen được lựa chọn với 5 cánh hoa biểu tượng cho 5 liên đoàn bóng đá khu vực ở châu Á (Tây Á, Trung Á, Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á). Có nhiều lý do khiến AFC chọn biểu tượng bông sen.

Biểu tượng này mang ý nghĩa hòa bình và hợp tác giữa các khu vực. Để sản xuất chiếc cúp này, những người thợ kim hoàn đã phải mất tới 450 giờ đồng hồ liên tục và sự cộng tác của 12 nghệ nhân.

Trái bóng

Được phát triển dựa trên trái bóng cao cấp Molten “Vantaggio 5000 Premier”, Molten Acentec AFC Asian Cup được in logo Aisan Cup 2019 cùng điểm nhấn là họa tiết trang trí lấy cảm hứng từ chính các màu sắc có trong logo giải đấu năm nay, bao gồm trắng, xanh lá, đỏ và đen.

Được biết, trái bóng này có các mảnh được ghép lại với nhau bằng công nghệ gắn kết bằng nhiệt để từ đó tạo ra độ tròn hoàn hảo và giảm tối đa tình trạng hút nước cả trái bóng.

Bề mặt trái bóng này cũng được thiết kế sần đặc biệt để làm tăng tính ổn định của quỹ đạo trái bóng khi bay trong không trung.

Cấu tạo của trái bóng bao gồm ba phần chính là: lớp phủ (lớp ngoài cùng), lớp lót và ruột bóng.

Lớp phủ bóng được làm bằng sáu tấm polyurethane, được liên kết nhiệt động với nhau. Điều này làm cho quả bóng nhẹ hơn nhiều so với các trái bóng bọc da được sử dụng trong quá khứ. Bên dưới lớp phủ, quả bóng sẽ có nhiều lớp lót.

Chúng có mặt để cải thiện độ nảy và sức mạnh của quả bóng. Và cuối cùng là ruột bóng. Nó được làm từ cao su butyl, nhưng nó cũng có thể được làm từ mủ cao su.

Cả hai đều có lợi ích của nó: cao su butyl có thể giữ không khí trong một thời gian dài, trong khi mủ cao su cung cấp sức căng bề mặt tốt hơn.

Áo bóng đá

Hầu hết những loại áo bóng đá sử dụng ngày nay đều được làm từ sợi polyester. Do đặc tính mát, bền, nhẹ, bền và bắt mắt. Để hiểu rõ về loại áo này, bạn có thể tham khảo bài viết về “hóa học của World Cup” tại đây nhé!

Bình xịt bọt của trọng tài

Chúng thường được sử dụng bởi các trọng tài, để đánh dấu vị trí tối nhiều các cầu thủ phòng ngự có thể được đứng trong những quả phạt trực tiếp của đội đối phương hoặc để đánh dấu bị trí đặt bóng cho đội được hưởng quả phạt.

Năm 2000, một nhà phát minh người Brazil có tên Heine Allemagne đã phát triển thành công chất bọt đặc biệt này dưới tên gọi Spuni. Nó được sử dụng đầu tiên trong bóng đá ở cấp độ chuyên nghiệp là tại Giải Vô địch Brazil Copa João Havelange vào năm 2001.

Một hồ sơ sáng chế quốc tế liên quan đến Spuni đã được đệ trình vào ngày 31 tháng 3 năm 2000 và được phê duyệt vào ngày 29 tháng 10 năm 2002. Kể từ thời điểm đó, bọt tự tan đã được sử dụng trong rất nhiều giải đấu bóng đá thế giới.

Tháng 6 năm 2014, phiên bản thương mại mới nhất của dạng bình xịt bọt tự tan này mang tên gọi “9-15” đã ra mắt tại World Cup 2014 và được phát triển bởi một người Argentina có tên Pablo Silva.

Phần bọt tự tan này trông khác gì sơn trắng hoặc một lớp bọt bình thường. Tuy nhiên, điểm thú vị nằm ở chỗ chúng sẽ tự tan đi và gần như không để lại dấu vết gì trong khoảng thời gian trên dưới 1 phút. Vì thế, những bình xịt bọt như thế này trở thành các công cụ đắc lực của trọng tài khi tác nghiệp.

Có thể bạn chưa biết, bình xịt bọt tự tan của các trọng tài chưa 80% là nước, 17% là khí butane, 1% là chất hoạt động bề mặt (gọi tắt là HĐBM) và 2% còn lại là một số chất, nguyên liệu khác trong đó có dầu thực vật.

Trong đó, butane là chất có thể bốc hơi ngay lập tức, tạo nên những bong bóng khí trong hỗn hợp chất HĐBM / nước.

Trong khi đó, chất HĐBM lại có những tác động khiến những quả bong bóng ổn định, bền vững hơn để tạo thành dạng bọt. Cuối cùng thì những quả bong bóng butane cũng vỡ và đây là lúc lớp bọt biến mất, để lại nước và chất HĐBM trên mặt sân.

Bài viết đến đây đã hết rồi. Hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong tương lai. Lần sau nếu có ai hỏi về hóa học đằng sau Asian Cup 2019 thì hãy nhớ về bài viết này nhé!

Tham khảo Thể thao 247, Thoughtco, Bạc Ngọc Tuấn, Molten, và SAOstar.

Chia sẻ:
 
HHLCS

Tôi là người đam mê Hóa học và muốn chia sẻ những kiến thức này cho những người cùng sở thích, đam mê. Tôi chủ yếu xuất bản về các chủ đề liên quan đến hóa học trong cuộc sống hằng ngày.