Hóa học đằng sau bức tượng vàng Oscar

Nếu bạn là người yêu thích phim ảnh thì nhất định sẽ không thể bỏ qua được giải Oscar. Đây là một giải thưởng danh giá và quan trọng nhất năm của điện ảnh Mỹ.

Vào lúc 5 giờ chiều ngày 24/2 tới (tức 8 giờ sáng ngày 25/02 ở Việt Nam) thì lễ trao giải Oscar lần thứ 91 sẽ diễn ra tại Nhà hát Dolby, Hollywood.

Và đặc biệt hơn nữa là bức tượng vàng sẽ được trao cho những diễn viên, đạo diễn, phim… hay nhất trong một năm vừa qua từ đánh giá của hội đồng chuyên môn.

Vậy có bao giờ bạn tự hỏi chúng được làm từ gì không? Có phải chăng là vàng nguyên chất. Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về hóa học đằng sau bức tượng vàng Oscar cũng như những điều thú vị xung quanh chủ đề này nhé!

Lịch sử ra đời

Ngay sau khi thành lập Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh vào năm 1927, tổ chức non trẻ này đã tổ chức một bữa ăn tối trong Phòng khiêu vũ pha lê của khách sạn Biltmore ở trung tâm thành phố Los Angeles để đặt ra mục tiêu.

Trong số các chủ đề được thảo luận tối hôm đó là cách tốt nhất để tôn vinh những thành tựu nổi bật và do đó khuyến khích sự xuất sắc trong tất cả các khía cạnh của sản xuất hình ảnh chuyển động.

Cuối cùng, họ đã đồng ý lập ra một giải thưởng hàng năm, và đặc biệt chú ý đến việc tạo ra một chiếc cúp vô cùng hoành tráng.

Giám đốc nghệ thuật của MGM Cedric Gibbons đã thiết kế một bức tượng của một hiệp sĩ đứng trên một cuộn phim nắm chặt một thanh kiếm thập tự quân.

Từ đó bức tượng nổi tiếng thế giới đã ra đời dựa trên thiết kế 3D cùa nhà điêu khắc Los Angeles George Stanley.

Kể từ bữa tiệc trao giải lần đầu tiên vào ngày 16 tháng 5 năm 1929, trong phòng khách sạn Hollywood Blossom của khách sạn Roosevelt, hơn 3.000 bức tượng đã được trình bày.

Mỗi tháng một, các bức tượng vàng mới bổ sung được đúc bởi xưởng đúc mỹ thuật Polich Tallix ở Thung lũng Hudson của New York.

Thiết kế

Bức tượng Oscar cao khoảng 24 cm và nặng 3,86 kg và được mạ vàng 24 karat. Mặc dù bức tượng vẫn đúng với thiết kế ban đầu của nó, kích thước cơ sở thay đổi cho đến năm 1945, khi tiêu chuẩn hiện tại được thông qua.

Tượng là hình ảnh một hiệp sĩ đang cầm gương, đứng trên cuộn phim vươn ra như 5 cánh hoa tượng trưng cho 5 yếu tố quan trọng nhất làm nên sự thành công của một tác phẩm điện ảnh gồm:

Diễn viên, đạo diễn, nhà sản xuất, kỹ thuật viên và biên kịch. Mỗi tượng Oscar đều có số serie độc nhất chạm ở mặt trước và sau tấm phim, nhằm đề phòng việc ăn trộm hay bán lậu.

Có tên gọi tượng vàng cũng như bề mặt lấp lánh, nên không ít người nghĩ bức tượng Oscar được làm bằng vàng khối, tuy nhiên để làm được 1 bức tượng vàng nguyên chất như vậy, ban tổ chức sẽ phải chi số tiền lên tới 219.000 USD.

Trong mỗi kỳ Oscar diễn ra, có khoảng 50 – 60 bức tượng được sản xuất – nếu tất cả tượng đều bằng vàng như vậy, con số sẽ thật sự khổng lồ.

Nhưng dù không bằng vàng ròng thật thì chi phí để sản xuất ra 1 chiếc tượng Oscar danh giá cũng không hề rẻ – vào khoảng 500 USD.

Thành phần hóa học

Trước năm 2016, mỗi chiếc tượng vàng Oscar được làm từ hợp kim gốc thiếc chứa 93%, 5% antimony, 2% đồng và được mạ đồng, niken, bạc và cuối cùng là vàng 24 karat phía ngoài cùng.

Cần nói thêm là lớp mạ vàng trên tượng dày khoảng 0,38 micron, trong khi tóc của con người có độ dày khoảng 75 micron.

Tuy nhiên, trong khoảng thời gian 3 năm của chiến tranh thế giới lần thứ II do thiếu hụt về nguồn cung kim loại nên người ta thay thế tạm thời bằng thạch cao, nhưng sau đó những người nhận giải vẫn được trao tượng vàng.

Còn từ năm 2016 cho đến hiện tại, những bức tượng này được làm từ hợp kim chứa 88% đồng, 12% thiếc và một lượng nhỏ những kim loại khác (như nhôm, niken, mangan, kẽm), sau đó được phủ vàng 24 karat.

Đây là phiên bản đầu tiên được trao từ khi thành lập giải Oscar năm 1929, trước khi chuyển sang sử dụng “britannia metal

(Theo wikipedia thì britannia kim loại là một loại hợp kim thiếc đặc biệt, được ưa chuộng vì vẻ ngoài giống bạc và bề mặt mịn. Thành phần theo trọng lượng thường là khoảng 92% thiếc, 6% antimon và 2% đồng.)

Cùng với đó, mỗi chiếc tượng Oscar hoàn thành cần tới 12 người làm việc trong vòng 20h. Tính trung bình mỗi công nhân ở Mỹ lao động được trả lương 8 USD/giờ, nhân lên với số giờ họ đầu tư để làm tượng, thì cũng không phải là con số nhỏ.

Bài viết đến đây là hết rồi. Hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong tương lai. Lần sau nếu có ai hỏi về bức tượng vàng Oscar thì hãy nhớ về hóa học đằng sau nó nhé!

Tham khảo Oscars, Kênh 14, Polich tallixCompound Interest.

Chia sẻ:
 
HHLCS

Tôi là người đam mê Hóa học và muốn chia sẻ những kiến thức này cho những người cùng sở thích, đam mê. Tôi chủ yếu xuất bản về các chủ đề liên quan đến hóa học trong cuộc sống hằng ngày.