Hóa học đằng sau cây phượng vĩ

Và thế là mùa hè cũng đến, đây cũng là lúc những cây phượng vĩ đơm hoa đua nở những màu sắc sặc sỡ. Đứng dưới tán cây phượng mát mẽ và quan sát lũ học trò chạy quanh, làm tôi cảm thấy xao xuyến về một thời tuổi trẻ.

Ai trong số chúng ta cũng có những kỷ niệm về thời áo trắng. Nhưng hóa học đằng sau góp phần tạo nên màu sắc đẹp đẽ ấy, đôi khi cuộc sống vội vã làm chúng ta không để ý.

Vì thế trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về hóa học đằng sau cây phượng vĩ nhé!

Đôi nét

Theo wikipedia thì phượng hay phượng vĩ, phượng vỹ, xoan tây, điệp tây (danh pháp hai phần: Delonix regia) (họ Fabaceae), là một loài thực vật có hoa sinh sống ở vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới.

Tên gọi trong tiếng Trung của nó là 鳳凰木 (phượng hoàng mộc), 金鳳 (kim phượng). Tên thông dụng trong tiếng Anh là: Flamboyant, Royal poinciana và Mohur tree. 

Phượng vĩ có nguồn gốc từ Madagascar, tại đó người ta tìm thấy nó trong các cánh rừng ở miền tây Malagasy. Trong điều kiện hoang dã, nó là loài đang nguy cấp, nhưng nó được con người trồng ở rất nhiều nơi.

Tại Việt Nam, phượng vĩ được người Pháp du nhập vào trồng khoảng những năm cuối thế kỷ 19 tại các thành phố lớn như Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn. 

Hiện nay phượng vĩ là loài cây được trồng rộng rãi từ miền Bắc vào miền Nam trên vỉa hè, công viên, trường học.

Thành phố Hải Phòng còn được gọi là thành phố Hoa phượng đỏ; nơi đây hoa phượng được trồng khắp nơi, có cả một công viên hoa phượng ngay trung tâm thành phố, có lễ hội hoa phượng diễn ra vào tháng 5 rất độc đáo.

Thành phần hóa học

Thành phần hóa học khác nhau được phân lập từ các bộ phận khác nhau của cây phượng vĩ, sẽ được đề cập và cấu trúc của một số thành phần được nêu ra như bên dưới:

  • Hoa: Anthocyanins, Cyanidine 3-O-glucoside, Cyanidine 3-O-rutinoside, Pelargonidine 3-O-rutinoside, Zeaxanthin, Carotenoids và Natural dyes.
  • Các bộ phận của hoa: 1,2 – Benzene dicarboxylic acid.
  • Hạt: Lectin, Acid béo, protein và amino acid tự do.
  • Trái: Than họa tính
  • Lá: Lupeol và ß-sitosterol.
  • Vỏ và thân: Lupeol, epilupeol, ß-sitosterol, stigmasterol, và một hợp chất mùi thơm p-methoxybenzaldehyde.
  • Linh tinh: Phytotoxins-4-hydroxybenzoic acid, Chlorogenic acid, 3,4-dihydrobenzoic acid, Gallic acid, 3,4-dihydroxycinnamic acid, 3,5-dinitrobenzoic acid, L-azetidine-2-carboxylic acid and 3,4-dihydroxybenzaldehyde. L-Azetidine-2-carboxylic acid and Amino acids.

Chính những thành phần hóa học này góp phần tạo nên màu sắc sặc sỡ của hoa, cũng như những yếu tố khác.

thanh phan hoa hoc cua hoa phuong
Cấu trúc hóa học có trong hoa cây phượng

Công dụng

Trong y khoa, tất cả các bộ phận của cây phượng vĩ đều được sử dụng để chữa bệnh. Cây cho vỏ và rễ làm thuốc hạ nhiệt, chống sốt.

Vỏ cây có thể sắc nước uống trị sốt rét, đầy bụng, tê thấp, giảm huyết áp. Lá trị tê thấp và đầy hơi.

Ngoài ra với những thành phần hóa học có trong vỏ, hoa, lá, cây phượng vĩ lcòn có những công dụng khác như sau:

Chống vi trùng: Delonix regia là một trong 12 dược thảo nghiên cứu cho hoạt tính kháng vi khuẩn.

Những dung dịch trích của cây phượng vĩ cho thấy có tính kháng vi khuẩn nhất trong số 12 cây dùng nghiên cứu. Những vi khuẩn nhạy cảm nhất là Bacillus subtilis, tiếp đến là Staphylococcus epidermidis.

Chống viêm: Nghiên cứu đánh giá hoạt tính chống viêm của lá, dùng một carrageenan gây ra chứng phù nước của chân chuột và mô hình “cotton pellet granuloma”.

Kết quả cho thấy chúng có hoạt tính quan trọng chống viêm trong cả 2 mô hình.

Bảo vệ gan / gây độc tế bào: Nghiên cứu dung dịch trích trong ethanol phân lập được 3 sterol gồm: stigmasterol, ß-sitosterol, và 3-O-gucoside, một triterpenoid (acide ursolique) và 4 flavonoids: quercetine, quercitrine, isoquercitrine và rutine,

Những kết quả cho thấy hoạt tính gây độc tế bào chống lại dòng tế bào ung thư gan cho người (HepG2).

Nghiên cứu cũng cho thấy: hoạt tính bảo vệ gan chống lại với sự thiệt hại gan gây ra bởi CCl4-, do đặc tính làm sạch những gốc tự do của các flavonoids.

Chống bệnh tiểu đường: Nghiên cứu một trích xuất trong methanol của lá phượng vĩ, thữ nghiệm ở chuột gây ra bởi chất glucose hyperglycémiques cho thấy chúng có một hoạt tính quan trọng: hạ đường máu qua đường uống.

Bài viết đến đây là hết rồi. Hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn phần nào trong tương lai. Lần sau nếu có ai hỏi về chủ đề này thì hãy nhớ về hóa học đằng sau chúng nhé!

Tham khảo Ahmed J Jameel, Israt Jahan, Abdulrasaq Olalekan Oyedeji, Tác dụng của câyWikipedia.

Chia sẻ:
 
HHLCS

Tôi là người đam mê Hóa học và muốn chia sẻ những kiến thức này cho những người cùng sở thích, đam mê. Tôi chủ yếu xuất bản về các chủ đề liên quan đến hóa học trong cuộc sống hằng ngày.