Hóa học của sôcôla

Để tiếp nối chủ đề về hóa học của tình yêu trước đây, chúng ta sẽ tiếp tục xem xét chủ đề được yêu thích nhất của thế giới trong ngày valentine đó chính là sôcôla.

Đôi nét

Trong những ngày này, ai trong số chúng ta cũng tìm mua một hộp hay chí ít cũng một thanh sôcôla, để tặng cho những người mà chúng ta yêu thương.

Nguồn gốc của việc này bắt nguồn từ rất lâu cho đến ngày nay sôcôla vẫn còn được sử dụng. Mục đích là như vậy nhưng có bao giờ bạn hiểu về hóa học của sôcôla?

Chúng là sự hòa trộn của các hợp chất tạo ra hương vị đặc trưng. Vì thế, nội dung của bài viết hôm nay sẽ tập trung vào hóa học của sôcôla và những lợi ích của chúng đối với sức khỏe.

Hóa học đằng sau

Đầu tiên chúng ta sẽ sơ lược về phần thành phần hóa học có trong sôcôla nhé! Thành phần hóa học chính có trong sôcôla là phenylethylamine và tryptophan.

Trong đó, phenylethylamine hiện diện ở nồng độ rất cao nhưng tryptophan lại hiện diện ở hàm lượng thấp. Tuy nhiên, sôcôla lại được vẽ ra nhiều công dụng mà người ta hay lằm tưởng.

Có rất nhiều huyền thoại xung quanh loại bánh kẹo mượt mà nhẵn này. Nhưng thực tế sôcôla có trở nên gây nghiện cho chúng ta hay không? Hay có đúng là sôcôla là một loại thuốc kích thích tình dục?

Bây giờ tôi và bạn sẽ tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi thường gặp này và khám phá ra tính phức tạp của sôcôla nhé!

Sôcôla có kích thích tình dục?

Các nghiên cứu về hóa học tình yêu liên tưởng sự vội vã của những con bướm với những “phân tử tình yêu”: phenylethylamine (PEA). Chúng là một chất kích thích tự nhiên được tìm thấy trong não, PEA hoạt động như một loại amphetamine.

Sôcôla chứa nhiều phenylethylamine, đó là lý do tại sao mà người ta nghĩ rằng nó thể gây ra kích thích tình dục. Điều này đã giúp đẩy mạnh quan niệm cho rằng sôcôla thực sự có thể làm cho người dùng phấn khích.

PEA kích thích sản xuất endorphin trong não của bạn. Đây là những kích thích tố gây ra cảm giác tốt và chịu trách nhiệm về cảm giác vui sướng của bạn.

PEA cũng được biết là làm tăng mức dopamine, một chất dẫn truyền thần kinh khác được kết hợp tương tự với khoái cảm và kích thích.

Vì sôcôla có chứa hàm lượng cao PEA nên người ta thường tin rằng ăn sôcôla kích thích các hormon này, dẫn đến hiệu ứng kích thích tình dục lên não.

Nhưng thực tế thì không như người ta hay nghĩ vì khi ăn vào, PEA bị phân hủy bởi một enzyme gọi là monoamine oxidase (MAO). Sau khi bị phá vỡ, nó sẽ đi vào hệ thống thần kinh trung ương – nhưng chỉ là một lượng PEA rất nhỏ không bị chuyển hóa.

Điều này có nghĩa là nó không gây ra bất kỳ tác động đáng chú ý nào lên não. Vì vậy, nếu bạn đang ăn sôcôla và bắt đầu cảm thấy một chút – “hehe” – vui mừng, đó có lẽ là công việc của các hiệu ứng giả dược.

Sôcôla có tính gây nghiện?

Mặc dù, sôcôla không có tính chất kích thích tình dục, nhưng không có nghĩa là nó không gây nghiện.

Sôcôla là một hỗn hợp phức tạp có chứa đến 800 hợp chất trong mỗi thỏi hình vuông. Nhiều trong số các hợp chất này có tác động gây nghiện, và một trong số đó là tryptophan.

Tryptophan là một axit amin thiết yếu được tìm thấy trong thực phẩm và là thành phần chính trong sản xuất serotonin.

Serotonin là chất dẫn truyền thần kinh giúp điều chỉnh tâm trạng của chúng ta. Nó cũng thúc đẩy cảm giác hạnh phúc và sung sướng.

Trên thực tế, việc thiếu serotonin thường liên quan đến chứng trầm cảm. Để cơ thể bạn sản sinh serotonin cần có đủ lượng tryptophan, nó có thể tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm.

Serotonin có nguồn gốc sinh học từ tryptophan, và kể từ khi nó được tìm thấy trong sôcôla, người ta nghĩ là ăn một thanh hạnh phúc ngọt ngào này có thể làm tăng mức serotonin của bạn.

Nếu bạn đã từng cảm thấy hài lòng hoặc an ủi trong khi ăn sôcôla, và thấy rằng tâm trạng của bạn đã được đẩy mạnh, đây có thể là lý do tại sao.

Hai chất khác tạo nên nhiều tính gây nghiện của sôcôla là theobromine, và tất nhiên sẽ có caffein. Các hợp chất này ảnh hưởng đến tâm trạng của chúng ta theo những cách tích cực, cũng như tăng trạng thái tỉnh táo của chúng ta.

Nồng độ theobromin trong sôcôla cao hơn cà phê, vì vậy nó có ảnh hưởng lớn đến tính chất gây nghiện của sôcôla.

Thật sự, theobromine chặn các thụ thể adenosine trong não, ức chế những chất dẫn truyền thần kinh. Điều này có nghĩa là, không giống như serotonin, chúng thực sự có thể hoạt động như một hệ thống thần kinh trung ương trầm cảm.

Bằng cách chặn các thụ thể này, theobromine thể hiện rõ hơn cách sôcôla có thể gây nghiện. Nó không chỉ ngăn chặn những thứ xấu, mà còn nâng cao những thứ tốt.

Liệu theobromine và tryptophan có phải là “cặp vợ chồng quyền lực” mới được yêu thích của chúng ta?

Sôcôla có gây ra độc tính?

Trong khi theobromine chắc chắn có những mặt tích cực, nó cũng là thủ phạm đằng sau độc tính của sôcôla. Theobromine thực ra là một alkaloid, chúng là một loại hợp chất hữu cơ nitơ được tìm thấy trong thực vật.

Những alkaloid này nghe có vẻ vô hại nhưng thực tế không như chúng ta nghĩ. Gần như tất cả các alkaloid độc hại khi dùng với số lượng lớn. Một số ví dụ về alkaloid của thực vật bao gồm:

  • Strychnine (chiết xuất từ một ​​loại cây của Hawaii)
  • Morphine (chiết xuất từ ​​cây anh túc)
  • Cocaine (chiết xuất từ ​​lá cây coca)
  • Nicotin (chiết xuất từ ​​cây thuốc lá)

Từ danh sách này, chúng ta dễ nhận thấy các tính chất gây nghiện và độc tính của hầu hết các alkaloid.

Đặc biệt, Strychnine được sử dụng rộng rãi như một chất độc chuột vào đầu thế kỷ XX. Nếu được tiêu thụ bởi con người, strychnine có thể gây tử vong bằng cách gây co cứng cơ, làm cho không thể thở được.

Để so sánh, theobromine có vẻ như vô hại – và thường là đối với con người. Đó là vì liều gây chết người đối với theobromine đã được ước lượng là 1000 miligam trên một kilogram trọng lượng cơ thể.

Do đó, một con người trung bình nặng khoảng 70kg sẽ phải tiêu thụ 70g theobromine để đạt được liều này.

Điều này có nghĩa là một người sẽ phải ăn nhiều sôcôla để đạt được liều này – khoảng 40 thanh Cadbury trong một lần ăn có thể làm được, nhưng ngay cả khi đó kết quả ra sao cũng đáng nghi ngờ.

Sôcôla có hại cho động vật nuôi?

Mặc dù đây là tin tốt lành cho con người, nhưng đó là tin xấu đối với những con chó nuôi của chúng ta. Điều này là do, chó có thể bị ảnh hưởng dễ dàng hơn bởi theobromine, do kích thước nhỏ hơn của chúng.

Trong khi liều gây chết người được trích dẫn ở mức 1000 miligam trên một kilogam trọng lượng cơ thể, nó sẽ giảm xuống 300 miligam đối với chó.

Đối với một con chó nhỏ 10kg, điều này có nghĩa là chúng sẽ cần đến 3g theobromine để đạt được liều đó.

Tuy nhiên, để gây ra độc tính thì chúng cần ăn rất nhiều sôcôla, nhưng rất dễ đạt được khi chúng ta cho chúng ăn sô cô la đen vì trong loại sôcôla này hàm lượng theobromine có thể cao tới 600 miligam trên 100g.

Trong trường hợp này, con số cần thiết để đạt được liều chết giảm đáng kể, làm cho nó dễ dàng hơn nhiều cho những con chó quá liều trên alkaloid.

Cũng nên lưu ý rằng các triệu chứng như nôn mửa và tiêu chảy sẽ xảy ra sớm hơn cần thiết để đạt đến giới hạn này.

Vì vậy, ngoài những lợi ích được nêu ra ở trên thì chúng cũng có một mặt không lợi lắm khi chúng ta sử dụng loại đồ ăn nhẹ ngọt ngào này.

Mặc dù vậy, bạn vẫn có thể thưởng thức hương vị thơm ngon của chúng – miễn là bạn không có kế hoạch ăn 40 thanh sôcôla cùng một lúc thôi!

Đến đây thì bài viết cũng kết thúc rồi nhưng tôi sẽ giới thiệu thêm về cách người ta phân loại sôcôla để cho các bạn hiểu thêm nhé!

Trên thực tế sôcôla được chia ra làm 3 loại là sôcôla đen, sôcola sữa và sôcôla trắng

  • Sôcôla đen có hàm lượng cao bột ca cao và chúng là thành phần còn lại sau khi bơ ca cao được trích từ hạt ca cao. Những bột này chứa theobromine và phenethylamine kết hợp với nhau tạo ra cảm giác tuyệt vời.
  • Sôcôla sữa: những người làm bánh kẹo thường cho thêm vanillin vào nhiều loại sô cô la sữa để kích thích hương vị của chúng. Đối với những sôcôla xuất xứ từ Mỹ thì còn chứa thêm acid butyric để tăng thêm hương vị của sôcôla.
  • Sôcôla trắng thì không chứa bất kỳ bột ca cao nào, chúng chỉ có chứa bơ ca cao, đường và sữa. Bơ ca cao là thành phần của một số loại chất béo được hình thành từ acid stearic và acid palmitic.

Tham khảo Reagent và Compound Interest.

Chia sẻ:
 
HHLCS

Tôi là người đam mê Hóa học và muốn chia sẻ những kiến thức này cho những người cùng sở thích, đam mê. Tôi chủ yếu xuất bản về các chủ đề liên quan đến hóa học trong cuộc sống hằng ngày.