Sự ô nhiễm do pháo hoa gây ra?

Ai trong số các bạn đang đọc bài viết này cũng thích xem pháo hoa đúng không nào! Hãy mạnh dạng giơ tay lên nào! Thật sự tôi cũng như các bạn thôi!

Đôi nét

Nhiều người trong chúng ta thích xem những màn trình diễn pháo hoa ngoạn mục để bắt đầu vào năm mới. Việc này đã trở thành thói quen của biết bao thế hệ.

Tuy nhiên, màu sắc rực rỡ của pháo hoa không thể khỏa lắp được những ảnh hưởng mà chúng có thể gây ra đối với môi trường. Trong bài viết lần này, chúng ta sẽ xem xét một số vấn đề mà chúng có thể gây ra nhé!

Đối với một người xem như chúng ta, có vẻ như pháo hoa chỉ đơn giản biến mất mà không để lại dấu vết, sau khi chúng được nổ và phóng lên bầu trời.

Đây không phải là trường hợp đơn giản như mọi người nghĩ, vì chúng để lại phía sau hàng tỷ các hạt nhỏ bé, một hỗn hợp hóa học pha trộn sinh ra từ các thành phần khác nhau tạo thành pháo hoa.

Khoa học đằng sau

Các hạt vật chất để lại sau khi một pháo hoa phát nổ là một trong những vấn đề gây ô nhiễm quan trọng nhất, và nhiều nhà khoa học đã vào cuộc để xem xét một số chi tiết của vấn dề này.

Các nhà hoạt động môi trường đặc biệt quan tâm đến các tác động của pháo hoa khi xem xét đến những hạt nhỏ nhất để lại phía sau vụ nổ, thường được gọi là chất dạng hạt hoặc “hạt ô nhiễm” (gọi tắt là PM).

Chất dạng hạt thường được chia thành hai loại là: PM10, đề cập đến các hạt có đường kính từ 10 micromet trở xuống, và PM2.5, đề cập đến các hạt có đường kính từ 2,5 micromet trở xuống.

Chúng là những chỉ số về chất lượng không khí, chỉ kích thước và mật độ của những hạt trôi nổi trong không khí. Khi đem so sánh với một sợi tóc người có đường kính 50-70 micromet thì kích thước của chúng nhỏ hơn rất nhiều.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sau một màn trình diễn pháo hoa thì nồng độ các hạt trong bầu khí quyển tại khu vực bắn pháo hoa tăng lên đáng chú ý trong nhiều ngày sau khi biểu diễn.

Các nhà khoa học ghi nhận rằng, chỉ trong những ngày bắn pháo hoa tại Đức, mức độ hạt đã đạt tới 26 lần so với giới hạn 50 microgram cho mỗi mét khối không khí của EU, với số liệu cho thấy trên khắp đất nước trên 4.000 tấn hạt đã được phun trào lên bầu khí quyển bằng pháo hoa.

Trong khi đó, một nghiên cứu ở Hoa Kỳ cho thấy nồng độ hạt tăng lên đến 370% trong 24 giờ sau màn trình diễn pháo hoa trong ngày “Độc lập”.

Khi những mức độ hạt này cao hơn có thể có ảnh hưởng đến sức khoẻ của chúng ta. Các hạt này vẫn bị lơ lửng trong không khí và có thể hít vào.

Điều này có thể gây ra các vấn đề hô hấp, hoặc làm trầm trọng thêm các điều kiện như hen. Việc tiếp xúc lâu dài với chất rắn có liên quan đến bệnh hô hấp và tim mạch.

Không chỉ có sự hiện diện của những hạt này có thể gây ra vấn đề – bản chất hoá học của một trong số chúng cũng có thể gây ra các ảnh hưởng bất lợi.

Màu pháo hoa xuất phát từ các hợp chất của các kim loại khác nhau, và một số hợp chất kim loại cũng được sử dụng như các thành phần trong hỗn hợp thuốc nổ.

Các hạt nhỏ của các kim loại này bị phân tán bởi các vụ nổ của pháo hoa; thí dụ như Barium, các hợp chất này có thể được sử dụng để tạo ra màu xanh lá cây. Để hiểu rõ hơn về màu của pháo hoa các bạn xem lại bài viết hóa học của pháo hoa nhé!

Một số kim loại khác đã bị cấm sử dụng trong pháo hoa ở một số nước do độc tính của chúng – bao gồm chì và crom.

Tuy nhiên, pháo hoa nhập khẩu từ các quốc gia mà những kim loại này không bị cấm, vẫn có thể dẫn tới việc chúng được giải phóng trong thời gian bắn pháo hoa, và mức độ gia tăng đã được ghi lại trong không khí tại nơi bắn sau khi quan sát.

Cũng như kim loại, một loại hợp chất khác cũng có thể gây ra vấn đề. Các hợp chất perchlorate được sử dụng trong một số pháo hoa làm chất oxy hoá. Chúng là các hợp chất hóa học giải phóng oxy và giúp đốt cháy phản ứng đốt trong pháo hoa.

Perchlorate có thể làm ô nhiễm nguồn nước khi nó lắng xuống đất sau khi pháo hoa hiển thị, và các nghiên cứu cho thấy nồng độ perchlorate trong các vùng nước gần đó có thể tăng đáng kể, trong một số trường hợp tăng hơn 1000 lần so với giá trị trung bình bình thường.

Perchlorate có thể gây nguy cơ cho các sinh vật thủy sinh, nhưng trong một số trường hợp nó cũng có thể gây nguy hiểm cho chúng ta.

Có mối quan tâm rằng việc nuốt perchlorate có thể gây trở ngại cho việc sản xuất hormone tuyến giáp nếu nó xâm nhập vào cơ thể. Sau khi pháo hoa hiển thị có khả năng perchlorate gây ô nhiễm nguồn cung cấp nước uống.

Cuối cùng, các chất khi gây ô nhiễm mà chúng ta đã quen thuộc cũng có thể được tạo ra bằng pháo hoa.

Chúng bao gồm các khí như nitrogen dioxide và sulfur dioxide, có thể gây ra vấn đề hô hấp nếu nồng độ của chúng trong khí quyển tại nơi bắn được tăng lên.

Trong khi các mức độ của các hợp chất này được sản xuất bởi các pháo hoa trong khi so sánh với các nhiên liệu hoá thạch hoặc sự đốt cháy xăng trong xe hơi, chúng vẫn có thể có tác động ở cấp độ địa phương. Ảnh hưởng của chúng đã được kiểm tra trong một số nghiên cứu trước đó về ô nhiễm khí quyển.

Các nhà khoa học không ngồi im một cách nhàn nhã vì những vấn đề này. Các nỗ lực đang được thực hiện để tạo ra các pháo hoa “xanh hơn”, ít ảnh hưởng đến môi trường hơn.

Gần đây, người ta đã tạo ra những sản phẩm mới để làm giảm sự cần thiết phải sử dụng các hợp chất perchlorate trong các chế phẩm pháo hoa.

Quá trình này đã được phát triển và những nỗ lực khác đã được thực hiện để giảm sự hiện diện của các sản phẩm đốt cháy có hại. Điều đó nói rằng, vẫn còn nhiều việc phải làm để giảm các ảnh hưởng môi trường hơn nữa.

Vì vậy, lần tiếp theo khi bạn đang xem pháo hoa, hãy tận hưởng màu sắc của chúng – nhưng hãy nhớ rằng những tác động môi trường mà chúng gây ra nhé!

Tham khảo Compound Interest.

Chia sẻ:
 
HHLCS

Tôi là người đam mê Hóa học và muốn chia sẻ những kiến thức này cho những người cùng sở thích, đam mê. Tôi chủ yếu xuất bản về các chủ đề liên quan đến hóa học trong cuộc sống hằng ngày.