Hóa học đằng sau mùi chó ướt

Nếu bạn có nuôi thú cưng đặc biệt là chó, thời tiết nóng như thế này chắc chắn cơ thể chúng sẽ tạo ra một mùi thơm chẳng dễ chịu chút nào.

Nói một cách dễ hiểu đó chính là mùi chó ướt. Đặc biệt nếu bạn sống gần biển, sông, hoặc bất kỳ nguồn nước nào khác có vẻ hấp dẫn thì mùi này sẽ luôn đồng hành với bạn.

Bạn sẽ ngửi thấy mùi khủng khiếp của chúng thôi! Tại sao vậy nhỉ? Hóa học và sinh học kết hợp có thể giúp giải thích cho chúng ta điều này. Vì thế chủ đề tiếp theo hôm nay là hóa học đằng sau mùi chó ướt nhé!

Lý giải về mặt sinh học

Đầu tiên chúng ta sẽ bắt đầu với sinh học. Khi bạn đang dắt chó đi dạo thì bạn cũng đang thực hiện một hành động tương tự đối với các vi sinh vật, tức là chúng cũng được đi dạo nữa đó.

Những vi khuẩn và nấm men này khá “hạnh phúc” trong lông chó, làm bất cứ điều gì vi sinh vật làm, và trong quá trình này tạo ra một loạt các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi. Đây là nguồn gốc của những gì sẽ trở thành cuộc tấn công khứu giác của bạn đấy.

Nếu những hợp chất hữu cơ dễ bay hơi này được sản xuất mọi lúc, bạn có thể tự hỏi tại sao những con chó ướt có mùi nặng hơn một con chó khô. Nước chính là thủ phạm của chuyện này, nó giúp phá vỡ “phân” (micro-excreta) của vi khuẩn và nấm men trong lông của chó.

Khi nước bốc hơi từ lông chó, nó có thể mang theo một số hợp chất dễ bay hơi, cho phép chúng tiếp cận mũi của bạn.

Khi nước bốc hơi, nó cũng làm tăng độ ẩm của không khí xung quanh con chó, và khi không khí ẩm có thể chứa một nồng độ cao hơn của các phân tử có mùi, hiệu ứng này được tăng cường hơn nữa.

Lý giải về mặt hóa học

Vậy thì chúng ta biết gì hóa học đằng sau mùi chó ướt? Để bắt đầu, chúng ta biết đó là một bức tranh phức tạp – không có một phân tử nào khiến thú cưng của con người biến thành kẻ thù tồi tệ nhất của mũi chúng ta bằng việc bổ sung nước.

Thay vào đó có một lượng lớn các phân tử đóng góp, mà cá nhân có thể có mùi rất khác nhau, nhưng kết hợp lại làm cho một con chó sũng nước có mùi chẳng dễ chịu tí nào.

Điều này có lẽ không ngạc nhiên vì không có nghiên cứu nào về mùi chó ướt cả. Tuy nhiên có một nghiên cứu thí điểm được tiến hành vài năm trước để so sánh sự khác biệt giữa các hợp chất phát ra từ lông chó khô và chó ướt.

Nghiên cứu đã xác định một số hợp chất có nồng độ tăng lên khi lông chó bị ướt. Chúng bao gồm một loạt các mùi độc lập, từ “mùi lưu huỳnh”, đến “mùi dược liệu”, mùi trái cây và “mùi đất”.

Các nhà nghiên cứu cũng thấy rằng nồng độ của một số hợp chất tăng mạnh hơn so với những hợp chất khác.

Trong đó, nồng độ benzaldehyde, phenylacetaldehyde, acetaldehyde, phenol và 2-methylbutanal đã tăng lên so với lông chó khô, khi đem so sánh với một số hợp chất khác.

Mặt khác, một số hợp chất được quan sát đã giảm nồng độ. Các hợp chất giảm đáng kể nhất là acid isovaleric và một số aldehyde mạch thẳng.

Tất cả điều này đã thêm vào một mô hình khá phức tạp của những thay đổi, và trên cơ sở của nghiên cứu riêng lẻ, thật khó để xác định các hợp chất chính xác làm cho một con chó ướt mùi tồi tệ hơn nhiều so với một con chó khô.

Tuy nhiên, chúng ta có thể nhận thấy rằng nó chắc chắn là kết quả của các nồng độ khác nhau của nhiều hợp chất liên quan. Các tác giả của nghiên cứu chỉ ra rằng “sự đa dạng của sự khác biệt cho thấy một phản ứng hóa học hoặc sinh hóa có thể xảy ra trên lông chó”.

Rõ ràng vẫn còn rất nhiều điều để khám phá khi nói đến mùi của những con chó ướt. Trong khi nài viết này chỉ giới thiệu cho bạn một bức tranh chung mà thôi!

Thật sự trong tương lai cần thiết hơn nhiều nghiên cứu để xác định một cách chính xác các chất tạo mùi chính.

Cho đến lúc đó, chúng ta ít nhất biết rằng đó không phải là bản thân những chú chó sinh ra và bị đổ lỗi cho mùi khủng khiếp này, mà đúng hơn là các vi sinh vật mà chúng mang theo thôi.

Tham khảo Compound Interest, Wired và Linda Young, Wsava 2002 Congress.

Chia sẻ:
 
HHLCS

Tôi là người đam mê Hóa học và muốn chia sẻ những kiến thức này cho những người cùng sở thích, đam mê. Tôi chủ yếu xuất bản về các chủ đề liên quan đến hóa học trong cuộc sống hằng ngày.