Xà phòng và sữa tắm khác nhau như thế nào?

Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao xà phòng lại rắn hay sữa tắm lại lỏng không? Chúng điều là chất tẩy rửa nhưng tại sao lại khác nhau như vậy?

Hôm nay, trong bài viết lần này tôi sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về sự khác nhau giữa chúng nhé!

Tổng quan

Về mặt hóa học thì xà phòng và sữa tắm đều chứa những chất hoạt động bề mặt (HĐBM). Còn tính chất hóa học của chúng thì chắc các bạn cũng biết rõ rồi đúng không nào?

Thực tế chúng là những phân tử có 2 đầu với một đầu có thể hòa tan được trong nước (gọi là hydrophillic) và đầu còn lại hòa tan trong dầu và kỵ nước (gọi là hydrophobic).

Những chất HĐBM này đóng vai trò làm giảm sức căng bề mặt của nước, tạo bọt và nhũ hóa dầu và mỡ để chúng có thể rửa trôi được.

Hiểu một cách đơn giản là chúng giúp lôi kéo những vết dơ dầu, mỡ có trong da của bạn ra khỏi. Điều này làm cho mọi thứ trở nên sạch sẽ hơn khi bạn sử dụng xà phòng hay sửa tắm đấy.

Bên cạnh đó pH của da cũng đóng vai trò khá quan trọng để lựa chọn loại chất tấy rửa phù hợp.

Có ai trong số các bạn biết pH của da chúng ta là bao nhiêu không nhỉ? Theo nhiều nghiên cứu thì da có tính acid nhẹ đấy, pH tức nhiên là nhỏ hơn 7 rồi.

Hầu hết các loại xà phòng tẩy rửa trên thị trường đều có tính kiềm và có tác dụng làm khô. Trong khi sữa tắm thể lại có pH gần giá trị của da. Đến đây thì các bạn đã hiểu phần nào về hóa học của 2 loại chất tẩy rửa rồi đúng không nào!

Tiếp theo đây, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu cặn kẽ riêng biệt từng loại nhé!

Xà phòng / xà bông

Khi nói về xà phòng thì có lẽ không xa lạ gì với tôi và bạn đúng không nào! Chúng được tạo ra bằng cách phản ứng giữa các chất béo hoặc dầu với những bazơ tan trong nước.

Và sản phẩm tạo thành tất nhiên là xà phòng và glycerol. Bạn có thể thực hiện phản ứng này ngay tại nhà. Quá dễ đúng không nào!

Có một điều đáng lưu ý là việc bạn sử dụng loại bazơ nào, sẽ ảnh hưởng đến tính chất của loại sản phẩm xà phòng cuối cùng.

Thí dụ như nếu sử dụng natri hydroxid đóng vai trò như bazơ thì xà phòng tạo thành sẽ tồn tại ở trạng thái rắn, trong khi ngược lại nếu sử dụng kali hydroxid thì xà phòng tạo thành lại có dạng lỏng. Đây quả thật là một điều thú vị của hóa học.

Tất nhiên khi nói về xà phòng thì chúng ta sẽ không quên nhắc đến một loại khá đặc biệt, trong đó có chứa natri stearat. Chúng thường được sử dụng trong trường hợp nước sinh hoạt bi “cứng” hay gọi là nước cứng.

Đây là một loại nước có hàm lượng ion Ca (II) và Magiê (II) cao. Khi sử dụng loại xà phòng này thì hợp chất hóa học chính trong đó kết hợp với nước cứng tạo thành kết tủa canxi stearat và magiê stearat, giúp làm “mềm” nước.

Sữa tắm

Trong khi đó, sữa tắm hay gel tắm lại thường sử dụng những muối của lauryl sulfat và laureth sulfat đóng vai trò như chất HĐBM chính.

Ngoài ra, người ta còn bổ sung thêm cetyl hay stearyl alcohol như chất phụ gia để làm cho sản phẩm sữa tạo thành ở trạng thái đục. Hơn nữa việc sử dụng glycol stearat trong sữa tắm còn giúp sản phẩm óng ánh nhiều màu sắc.

Vậy loại nào tốt cho da của bạn?

  • Nếu bạn thuộc tuýp người da khô, bạn nên chọn loại xà phòng thích hợp cho da. Điều đầu tiên bạn nên cân nhắc trước khi mua sữa tắm hay xà bông cục là sản phẩm nên có độ kiềm thấp, và nên chứa nhiều vitamin như A, E, C, ô liu, xoài,… để giữ ẩm.
  • Nếu bạn thuộc tuýp da nhờn, và ra nhiều mồ hôi hay da dầu, loại xà phòng hay sữa tắm nên chứa nhiều thành phần béo, để tăng cường tính giữ ẩm cho da.
  • Da nhạy cảm là nên thận trọng trong việc chọn lựa sản phẩm vệ sinh. Các công thức nhẹ nhàng, và những thành phần tự nhiên chứa panthenol, triclosan, hexaclorophen.
  • Còn nếu da bạn thuộc loại da bình thường, bạn sên sử dụng các sản phẩm trung tính, hoặc xà bông cục chiết xuất từ trà xanh, bạc hà, hoa oải hương,…

Trên đây là những kiến thức hóa học cơ bản về sự khác nhau giữa xà phòng và sữa tắm hi vọng giúp ích cho các bạn phần nào trong tương lai. Lần sau có ai hỏi thì dễ dàng trả lời rồi nhé!

Nếu bạn thấy hay và hữu ích thì đừng quên để lại một like và share bài viết dùm blog. Cảm ơn!

Tham khảo Compound Interest, C&EN và Bách hóa xanh.

Chia sẻ:
 
HHLCS

Tôi là người đam mê Hóa học và muốn chia sẻ những kiến thức này cho những người cùng sở thích, đam mê. Tôi chủ yếu xuất bản về các chủ đề liên quan đến hóa học trong cuộc sống hằng ngày.