Hóa học đằng sau quá trình giặt khô

Khi cuộc sống ngày càng bận rộn thì mọi người càng giành ít thời gian cho gia đình, kể cả việc giặt giũ. Vì thế, những cửa tiệm giặt quần áo mọc lên ngày càng nhiều để đáp ứng nhu cầu đó.

Và tất nhiên cạnh tranh trong ngành này càng trở nên khốc liệt. Do đó, các cửa tiệm dần chuyển từ giặt ướt qua giặt khô để tiết kiệm thời gian và chi phí. Vậy bạn có biết giặt khô là gì không?

Trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về giặt khô cũng như hóa học đằng sau chúng nhé!

Giặt khô là gì?

Giặt khô là một quá trình được sử dụng để làm sạch quần áo và các loại hàng dệt khác sử dụng dung môi không phải là nước. Trái với tên gọi của nó, giặt khô không thực sự khô.

Quần áo được ngâm trong dung môi lỏng, khuấy trộn và quay để loại bỏ dung môi. Quá trình này giống như những gì xảy ra khi sử dụng máy giặt thương mại thông thường, với một vài khác biệt chủ yếu liên quan đến việc tái chế dung môi để có thể tái sử dụng thay vì thải ra môi trường.

Bạn có thể tham khảo thêm tại đây để biết rõ hơn về ưu và nhược điểm của phương pháp giặt này nhé!

Quy trình giặt khô cơ bản có thể tóm tắt các bước như sau: Quần áo sau khi được kiểm tra sơ bộ sẽ tiến hành tẩy hay “sơ chế” những vết bẩn nhỏ như mực bút bi, vết dầu mỡ, cà phê…

Sau đó, quần áo được tiếp tục cho vào máy giặt với trọng lượng vừa đủ công suất của máy. Lúc này, thiết bị sẽ tự động cấp dung môi, hóa chất và tiến hành giặt như máy giặt thông thường.

Sau khoảng 2- 5 quy trình giặt (tùy theo bạn cài đặt trên máy ra sao), quần áo sẽ được xả và vắt kỹ. Sau đó, sấy khô để bay hết dung môi trước khi đem đi ủi và thổi để hồi phục form quần áo như chuẩn ban đầu.

Tuy nhiên, phương pháp giặt này ra đời và thay thế cho phương pháp giặt nước truyền thống do một số nguyên nhân sau:

  • Loại vải nhạy cảm với nước
  • Vấn đề co rút vải
  • Chất lượng đồ giặt

Dù vậy, giặt khô là một quá trình gây tranh cãi bởi vì những chlorocarbons được sử dụng làm dung môi có thể ảnh hưởng đến môi trường nếu chúng được thải ra ngoài. Một số dung môi là độc hại hoặc dễ cháy.

Dung môi giặt khô

Nước thường được gọi là dung môi vạn năng, nhưng nó không thực sự hòa tan mọi thứ. Chất tẩy rửa và enzyme được sử dụng để “nâng” hay loại bỏ các vết bẩn nhờn và protein.

Tuy nhiên, mặc dù nước có thể là nền tảng cho chất tẩy rửa đa năng tốt, nhưng có một đặc tính khiến nó không mong muốn sử dụng trên các loại vải mỏng và sợi tự nhiên.

Về bản chất, nước là một phân tử cực, vì vậy nó tương tác với các nhóm cực trong vải, làm cho các sợi bị phồng lên và căng ra trong quá trình giặt.

Trong khi làm khô vải loại bỏ nước, sợi có thể không thể trở lại hình dạng ban đầu. Một vấn đề khác với nước là nhiệt độ cao (nước nóng) có thể cần thiết để loại bỏ một số vết bẩn, có khả năng làm hỏng vải.

Mặt khác, dung môi giặt khô là các phân tử không phân cực. Các phân tử này tương tác với vết bẩn mà không ảnh hưởng đến các sợi. Giống như giặt trong nước, khuấy trộn cơ học và ma sát sẽ đẩy các vết bẩn ra khỏi vải, do đó chúng được loại bỏ bằng dung môi.

Những mối nguy hại

Vào thế kỷ 19, dung môi gốc dầu mỏ được sử dụng để làm giặt khô thương mại, bao gồm xăng, nhựa thông và rượu mạnh.

Trong khi các hóa chất này có hiệu quả, chúng cũng dễ cháy. Mặc dù nó không được biết đến vào thời điểm đó, các hóa chất gốc dầu mỏ cũng có nguy cơ về sức khỏe.

Vào giữa những năm 1930, dung môi clo hóa bắt đầu thay thế dung môi dầu mỏ. Perchloroetylen (gọi tắt là PCE, “perc” hoặc tetrachloroetylen) được sử dụng. PCE là một hóa chất ổn định, không bắt lửa, tiết kiệm chi phí, tương thích với hầu hết các loại sợi và dễ tái chế.

PCE vượt trội hơn nước đối với vết dầu, nhưng nó có thể gây lem và mất màu. Độc tính của PCE tương đối thấp, nhưng nó được phân loại là hóa chất độc hại theo IARC (Tổ chức nghiên cứu ung thư quốc tế).

Do việc phơi nhiễm với nó lâu ngày có thể ảnh hưởng tới gan và thận và hóa chất này đang dần bị loại bỏ khỏi sử dụng. Tuy nhiên, PCE vẫn được sử dụng bởi hầu hết các ngành công nghiệp ngày nay.

Dung môi thay thế

Các dung môi khác cũng được sử dụng. Khoảng 10% thị trường sử dụng hydrocarbon (ví dụ, DF-2000, EcoSolv, Pure Dry), dễ cháy và kém hiệu quả hơn PCE, nhưng ít gây thiệt hại cho hàng dệt may. Khoảng 10-15% thị trường sử dụng trichloroethane, chất gây ung thư và cũng mạnh hơn PCE.

Carbon dioxide siêu tới hạn không độc hại và ít hoạt động như khí nhà kính, nhưng không hiệu quả trong việc loại bỏ vết bẩn như PCE. Freon-113, dung môi brôm, (DrySolv, Fabrisolv), silicone lỏng và dibutoxymethane (SolvonK4) là các dung môi khác có thể được sử dụng để giặt khô.

Bài viết đến đây là hết rồi. Hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong tương lai. Lần sau nếu ai có hỏi về giặt khô thì hãy nhớ về hóa học đằng sau nó nhé!

Tham khảo PAN, Thoughtco, C&ENOhashi.

Chia sẻ:
 
HHLCS

Tôi là người đam mê Hóa học và muốn chia sẻ những kiến thức này cho những người cùng sở thích, đam mê. Tôi chủ yếu xuất bản về các chủ đề liên quan đến hóa học trong cuộc sống hằng ngày.