Hóa học của thuốc ngậm trị đau họng

Vào những ngày thời tiết thay đổi bất ngờ thì ai trong số chúng ta cũng có thể mắc bệnh viêm họng hay họng có cảm giác đau rát khó chịu. Đây là dấu hiệu báo rằng cơ thể của bạn có vấn đề rối đấy.

Vì thế cứu cánh trong những trường hợp này là những viên ngậm trị đau họng. Nó giúp cơ thể giảm đau tức thời và trị được một vài trường hợp viêm họng nữa đấy!

Nhưng có bạn nào để ý thành phần hợp chất của những viên ngậm này hay không? Chắc chỉ có vài người tò mò thôi đúng không nào! Vì những lúc như thế, chúng ta chỉ muốn cho viên ngậm vào miệng để giảm bớt sự khó chịu mà thôi.

Hôm nay, tôi sẽ giúp các bạn mổ xẻ thành phần các hợp chất hóa học có trong một viên ngậm trị đau họng nhé! À mà quên! Trước tiên chúng ta sẽ tìm hiểu nguyên nhân gây ra đau họng cái đã.

Có 2 nguyên nhân gây ra đau họng (hay viêm họng) chủ yếu đó là:

Nguyên nhân do nhiễm trùng

Chủ yếu (80%) là do virus, các loại virus có khả năng cao gây bệnh viêm họng gồm có: rhinovirus, coronavirus và parainfluenza virus, virus cúm A và cúm B, virus adenovirus, virus Epstein-Barr (EBV), herpes simplex (HPV) thường gây ra lở loét lạnh…

Ngoài ra còn do các loại khác nhau của vi khuẩn như tụ cầu, liên cầu trong đó có liên cầu khuẩn tan huyết b nhóm A gây nhiều biến chứng nguy hiểm, lậu cầu trùng, nấm ký sinh…Trong trường hợp này bạn nên đi thăm khám ở bác sĩ là tốt nhất.

Nguyên nhân không do nhiễm trùng

Chất kích thích và chất gây dị ứng có thể làm cháy các lớp lót ở họng gây viêm họng, bao gồm: chất gây kích ứng giải phóng vào không khí như các dung môi hòa tan, xăng công nghiệp, thuốc xịt chứa hóa chất, khí lò than có chứa khí lưu huỳnh, khói bụi và uống rượu mạnh nồng độ cao sẽ đốt cháy lớp lót niêm mạc miệng, lạm dụng thuốc xông xịt mũi….

Ngoài ra, nhiễm lạnh như mùa đông lạnh, không khí khô hanh là 1 điều kiện phát sinh bệnh viêm họng, hoặc thay nhiệt độ đột ngột thất thường. Thời tiết nóng bức sử dụng điều hòa nhiệt độ nhiều, độ lạnh sâu cơ thể chưa thích nghi kịp, da bị khô và dễ bị viêm họng.

Hợp chất chính trong thuốc

Có ba hợp chất thường được sử dụng trong thuốc ngậm đó chính là: amylmetacresol, alcohol dichlorobenzyl, và hexylresorcinol.

Trong nhiều trường hợp, amylmetacresol và alcohol dichlorobenzyl có thể được sử dụng kết hợp, trong khi hexylresorcinol dường như được sử dụng phổ biến hơn trong sự cô lập. Đây là những hợp chất hữu ích được xác định, nhưng chính xác thì chúng làm gì để giúp đỡ bạn?

Thứ nhất, cả ba hợp chất đề cập ở trên đều có đặc tính khử trùng, có khả năng giết chết một số chủng vi khuẩn. Tất nhiên, điều này hữu ích trong các trường hợp đau họng do nguyên nhân vi khuẩn, nhưng theo các nghiên cứu thì nguyên nhân này chiếm không quá 20%.

Các trường hợp còn lại là do virus, và một số nghiên cứu thậm chí đặt tỷ lệ phần trăm cho nhiễm virus như là nguyên nhân gây viêm họng lên đến 95% trường hợp.

Bên cạnh đó, thuốc ngậm chứa hỗn hợp amylmetacresol và alcohol dichlorobenzyl cũng đã được chứng minh là có thể giết chết một số lượng nhỏ các virus, nhưng điều này và hành động sát trùng của nó dường như không có tác dụng làm dịu bớt cơn đau.

Cơ chế tác động của thuốc ngậm

Ở một chừng mực nào đó, người ta vẫn chưa giải thích đầy đủ về vấn đề này như thế nào, nhưng những nghiên cứu gần đây cho thấy rằng bản chất làm dịu nhẹ của viên ngậm là do sự tương tác của các hợp chất trong đó với các kênh natri.

Bởi vì các kênh natri có hiệu quả như các cổng cho phép các ion natri xâm nhập vào các tế bào trong điều kiện nhất định. Điều này có thể có nhiều mục đích, nhưng vai trò chúng ta quan tâm ở đây là sự đau đớn.

Một loại các kênh natri được gọi là các kênh natri điện áp màng (voltage-gated sodium channel) giúp truyền tín hiệu thần kinh tới não, để báo hiệu sự đau đớn, hoặc đau nhức trong trường hợp đau họng.

Vì thế, khi bạn sử dụng những viên ngậm này thì những hợp chất trong thuốc sẽ tương tác và tạo liên kết với các kênh natri, ngăn chặn chúng và do đó gây ra một hiệu ứng gây tê, ngăn chặn tín hiệu thông thường của sự đau đớn đến não.

Hiệu quả của chúng tương đương với một số hợp chất gây tê cục bộ được sử dụng phổ biến và có thể giúp giải thích tại sao chúng có hiệu quả trong việc giảm đau và giảm sự khó chịu trong trường hợp bị đau họng.

Các hợp chất khác

Tất nhiên, đây không phải là các hợp chất duy nhất có trong những viên kẹo ngậm này. Các hợp chất hương liệu cũng sẽ được thêm vào, để làm cho việc ngậm dễ chịu hơn.

Một số thuốc có chứa cả menthol, hợp chất có trong cây bạc hà cũng gây ra hiệu ứng làm mát trong miệng và cổ họng, có tính chất sát trùng và gây tê của riêng nó.

Các thuốc gây mê khác, như benzocaine, có thể được thêm vào, giúp điều trị cho các triệu chứng khác. Ngoài ra, những loại thuốc chống ho như dextromethorphan có thể được thêm vào công thức, cũng như thuốc giảm đau phenylephrine.

Trên đây là hóa học của thuốc ngậm trị đau họng, nếu bạn muốn tìm hiểu thêm thì internet là nguồn thông tin vô hạn đấy.

Bài viết tuy ngắn nhưng đã giúp phần nào cho các bạn hiểu về thành phần hóa học có trong viên ngậm trị đau họng rồi đúng không nào! Lần sau sử dụng thì chú ý nhé!

Tham khảo Compound Interest, Wikipedia, Rd và Webmd.com.

Chia sẻ:
 
HHLCS

Tôi là người đam mê Hóa học và muốn chia sẻ những kiến thức này cho những người cùng sở thích, đam mê. Tôi chủ yếu xuất bản về các chủ đề liên quan đến hóa học trong cuộc sống hằng ngày.