Bí mật mùi hương của sách cũ và sách mới!

Giữa sách cũ và sách mới bạn thích mùi của loại loại sách nào hơn? Thật khó để trả lời cho sự lựa chọn này. Vì mỗi chúng ta đều có những sở thích riêng. Tuy nhiên, khi xem xét mùi hương của chúng thì tôi thích cả 2 loại mùi này các bạn ạ! Mỗi loại đều có một mùi hương riêng biệt khó tả. Còn bạn thì sao? Thích mùi nào hơn?

Hãy để lại comment bên dưới và nói lý do tại sao bạn thích để cho mọi người biết nha! Còn tôi thì tôi sẽ nói lý do tại sao cho các bạn biết như sau đây:

Đôi nét

Đầu tiên là mùi của sách cũ, theo tôi thì đó chính là mùi hương kỳ diệu quen thuộc, ám ảnh mỗi khi chúng ta đi qua những quầy sách cũ hay các thư viện. Còn mùi của những quyển sách mới thì sao? Chắc ai trong số chúng ta cũng ít nhất một lần hít mùi thơm ngào ngạt của những trang giấy mới và mực in mới đúng không?

Nhưng có khi nào bạn tự hỏi chính mình rằng, những mùi hương đó là gì và thành phần hóa học nó ra sao không nào? Sau đây, tôi sẽ giúp các bạn giải đáp cho câu hỏi này, để lần sau có ai đó hỏi bạn, thì bạn sẵn sàng giải đáp cho họ nhé!

Mùi sách mới

Trước tiên, chúng ta sẽ đề cập về mùi hương sách mới. Vì một vài lý do nên mùi của chúng thật sự rất khó khăn để xác định các hợp chất cụ thể. Nguyên nhân đầu tiên có thể là do sự khan hiếm của các nghiên cứu khoa học về lĩnh vực này. Điều này chúng ta cũng có thể dễ hiểu được, vì chủ đề này không hấp dẫn nhiều đối với họ nên sự ưu tiên là không cao.

Lý do thứ hai là do mỗi nhà sản xuất sử dụng các loại hóa chất khác nhau, do đó, mùi thơm của chúng sẽ thay đổi theo từng cuốn sách. Về cơ bản thì mùi của quyển sách mới có được, xuất phát từ 3 nguồn chính: giấy (và các hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất), mực in sử dụng để in cuốn sách và chất kết dính (keo) sử dụng trong quá trình đóng sách.

Quá trình sản xuất giấy đòi hỏi sử dụng nhiều loại hóa chất khác nhau ở nhiều phân đoạn. Đầu tiên, một lượng lớn giấy được làm từ bột gỗ (hoặc bông và vải lanh) và một số loại hóa chất khác có thể thêm vào như sodium hydroxide (xút) để tăng độ pH và làm cho sợi bột trương lên.

Sau đó, những sợi này được tẩy trắng bằng nhiều loại hóa chất khác nhau thí dụ như hydrogen peroxide (H2O2), tiếp đó, chúng được trộn với nước. Nước này sẽ có chứa một số loại chất phụ gia để thay đổi tính chất của giấy, thí dụ như alkyl ketene dimer (gọi tắt là AKD), hóa chất này được sử dụng như “chất hồ” giúp cải thiện khả năng chống nước của giấy.

Ngoài sử dụng những hóa chất nêu trên, thì nhà sản xuất còn sử dụng nhiều loại hóa chất khác. Mức độ còn tùy thuộc vào bí quyết của họ, để cho ra những sản phẩm khác nhau. Tuy nhiên, chính vì sử dụng nhiều loại hóa chất khác nhau nên khi kết hợp hay phản ứng với nhau, chúng có thể góp phần giải phóng một số hợp chất dễ bay hơi có mùi vào trong không khí.

Chúng ta có thể dùng mũi để phát hiện ra chúng. Điều tương tự cũng xảy ra đối với các hóa chất trong mực in, và chất kết dính được sử dụng trong sách. Người ta sử dụng nhiều loại keo khác nhau để đóng sách, trong đó nhiều loại dựa trên những “co-polymer”  hữu cơ và thành phần của chúng là tập hợp số lượng lớn những phân tử nhỏ.

Như đã đề cập từ lúc đầu, sự khác biệt về giấy, keo và mực in được sử dụng sẽ ảnh hưởng đến mùi của quyển sách mới. Do đó, không phải tất cả quyển sách mới đều có mùi giống nhau. Cũng vì lẽ đó, mà chưa có nghiên cứu khoa học nào cố gắng xác định rõ mùi hương của chúng. Tuy nhiên, hầu hết những nghiên cứu về mùi hương đều xảy ra đối với mùi của sách cũ.

Đó là lý do vì sao, người ta đã đầu tư nghiên cứu để cho ra đời một phương pháp tiềm năng, để đánh giá điều kiện của những sách cũ, bằng cách xác định nồng độ của các hợp chất hữu cơ khác nhau có trên sách. Do đó, chúng ta có thể xác định chắc chắn một vài hợp chất đóng góp nên mùi của chúng.

Mùi sách cũ

Vì giấy chứa đựng nhiều loại hóa chất khác nhau, cellulose và một lượng nhỏ lignin. Hàm lượng của lignin trong những quyển sách ngày nay ít hơn nhiều so với những quyển sách cách đây một trăm năm.

Vì thế, những hóa chất này biến đổi trong giấy và dẫn đến mùi của quyển sách cũ. Thông thường, mùi của giấy xuất phát từ cây làm ra giấy, những sợi giấy sẽ chứa ít lignin hơn.

Trong cây, lignin giúp nối những sợi cellulose với nhau giữ cho gỗ cứng; nhưng chúng là nguyên nhân dẫn đến giấy bị ố vàng khi để lâu, vì lignin bị oxi hóa chuyển thành những acid. Những acid này giúp phá vỡ những cellulose trong giấy.

Mùi của những sách cũ xuất phát từ sự phân hủy những hóa chất trên giấy. Ngày nay, đối với những loại giấy chất lượng, người ta đã lại bỏ lignin. Tuy nhiên, sự phá hủy cellulose trong giấy vẫn tiếp diễn nhưng với tốc độ chậm hơn rất nhiều so với trước kia.

Nguyên nhân là do sự hiện diện của acid trong môi trường xung quanh. Những phản ứng xảy ra, như phản ứng thủy phân acid sản sinh ra một lượng lớn những hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, nhiều trong số chúng góp phần vào mùi của sách cũ.

Một trong số những hợp chất phải kể đến đó là benzaldehyde tạo ra mùi hạnh nhân, vanillin tạo ra mùi giông hương vanilla, ethyl benzene và toluene tạo ra mùi ngọt và 2-hexanol tạo ra mùi giống hương hoa. Ngoài ra, các aldehyde và alcol khác sinh ra trong những phản ứng này cũng góp phần tạo ra mùi thơm nhẹ.

Các nhà khoa học đã đưa ra nhiều loại hợp chất, được xem là hữu ích để xác định mức độ xuống cấp của của sách. Một trong số đó là furfural. Công thức của chúng được mô tả bên dưới. Hóa chất này có thể được dùng để xác định độ tuổi và thành phần của sách.

Với những cuốn sách được xuất bản sau những năm 1980 của thế kỷ trước, tạo ra furfural và sự phát triển của chúng thường tăng lên cùng năm xuất bản sách so với với những quyển sách cũ hơn, bao gồm giấy làm từ bông hoặc vải lanh.

Cuối cùng, để kết luận hợp chất gì tạo ra mùi thơm của những quyển sách, chúng ta không thể chỉ ra một hợp chất cụ thể, hoặc họ của nhiều hợp chất khác nhau.

Tuy nhiên, chúng ta có thể kết luận rằng chúng là nguyên nhân gây ra mùi hương và đóng góp tiềm năng. Đặc biệt trong trường hợp mùi của những quyển sách cổ. Nếu có ai đó đóng góp thêm thông tin về mùi của quyển sách mới và nguồn gốc của nó, thì điều đó thật tuyệt vời.

Nhưng khi chúng ta xem xét cụ thể hơn thì sẽ rất khó để xác định, khi phụ thuộc nhiều vào tiến trình làm giấy của các nhà sản xuất. Chúng ta cứ hi vọng, biết đâu được, một ngày nào đó sẽ có giải thưởng Nobel hóa học về lĩnh vực này rồi sao! Fighting!

Tham khảo Compound Interest.

Chia sẻ:
 
HHLCS

Tôi là người đam mê Hóa học và muốn chia sẻ những kiến thức này cho những người cùng sở thích, đam mê. Tôi chủ yếu xuất bản về các chủ đề liên quan đến hóa học trong cuộc sống hằng ngày.