Hóa học về mùi “thơm” của cơ thể

Giao tiếp giữa người với người là công việc hết sức quan trọng trong thời đại ngày nay, khi mà người ta ngày càng chú trọng hơn trong kinh doanh và xây dựng các mối quan hệ.

Vì thế, mọi người càng chăm chút hơn về vẻ bề ngoài của bản thân. Nhưng một số mùi “hương” của cơ thể gây ra cảm giác khó chịu cho người đối diện.

Điều này dẫn đến một số kết quả không tốt cho việc xây dựng mối quan hệ và giao tiếp. Hóa học đằng sau những mùi này đóng góp rất lớn cho những mùi “hương” này. Hôm nay, tôi sẽ giúp các bạn có cái nhìn cụ thể về vấn đề này dưới góc nhìn hóa học nhé!

Trên cơ thể chúng ta có 4 loại mùi chính đóng góp cho vấn đề mùi “hương” của cơ thể đó chính là mùi hơi thở, mùi đầy hơi, mùi mồ “hôi nách” và cuối cùng là mùi hôi chân. Đầu tiên, chúng ta sẽ xem xét về mùi hơi thở nhé!

Mùi hơi thở

Khi nhắc đến mùi này thì tôi cũng như các bạn chắc ai cũng không thích, khi nói chuyện với một ai đó mà mùi hơi thở của họ hơi nặng mùi. Trong phần lớn các trường hợp, nguyên nhân gây ra hơi thở hôi, hoặc chứng hôi miệng, là sản phẩm của vi khuẩn trong miệng.

Những vi khuẩn này tạo ra các sản phẩm thải, và chúng là những hợp chất hóa học góp phần gây ra chứng hôi miệng.

Những “người” phạm tội chính là các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi, hoặc gọi tắt là VSCs. Bởi vì hydrogen sulfide có mùi trứng thối, methanethiol (còn được gọi là methyl mercaptan) có mùi thối rữa, và dimethyl sulfide có mùi “dễ chịu” tương tự như bắp cải thối rữa, hoặc mùi tỏi.

Ở mức độ hay nồng độ thấp, các hợp chất này không được phát hiện bởi mũi người, nhưng những hợp chất này không mất nhiều thời gian để chúng trở nên đáng chú ý.

Chẳng hạn, người ta ghi nhận rằng 0.00047 phần triệu là ngưỡng cho con người có thể phát hiện được mùi của hydrogen sulfide.

Khi xem xét những hợp chất gây ra mùi hơi thở, người ta nhận thấy rằng cũng như các hợp chất chính, một số hợp chất ít hơn cũng có thể đóng góp.

Và một trong số đó có thể làm trầm trọng hơn, gây ra bởi một số thức uống hoặc thực phẩm nhất định. Thí dụ như:

  1. Hiện tượng “hơi thở cà phê” đã được đăng bởi tạp chí Journal of Breath Research cho rằng hợp chất 3-mercapto-3-methylbutylformate (mùi của chúng được mô tả ở đây là ‘”mùi mèo”) là nguyên nhân chính gây ra mùi này.
  2. Mùi tỏi là do allyl methyl sulfide. Chúng là một sản phẩm khi cắt hành hoặc tỏi,  mùi này được đề cập trong bài viết trước đây. Vì thế, chúng ta không có gì phải đáng ngạc nhiên khi chúng ta ăn và thở ra mùi giống tỏi cả.
  3. Ăn thịt và cá cũng có thể cho ra một mùi hương đáng sợ. Các vi khuẩn sản sinh VOCs (đây là từ viết tắt của những hợp chất hữu cơ dễ bay hơi) phát triển mạnh trên các protein, và chúng cũng có thể tạo ra các hợp chất khác, như cadaverine và putrescine, liên quan đến mùi của các xác chết thối rữa và cá thối.

Mùi đầy hơi

Các hợp chất hữu cơ chứa lưu huỳnh, lại một lần nữa được đổ lỗi cho sự đa dạng của mùi hôi, được sản xuất trong hệ thống tiêu hóa. Hợp chất chứa lưu huỳnh chính ở đây là hydrogen sulfide, tiếp theo là methanethiol và dimethyl sulfide, tất cả chúng ta đã đề cập trong phần trước đó.

Vậy bạn có bao giờ hỏi phương pháp khoa học đặc biệt phức tạp nào được sử dụng để xác định sự hiện diện của chúng không?

Cũng giống như kỹ thuật sắc ký khí, một phương pháp đơn giản hơn đã được sử dụng trong một nghiên cứu. Nghiên cứu này dựa trên 16 đối tượng, họ đã được cho ăn 200g đậu pinto (Theo wikipedia thì đậu Pinto là một giống cây trồng thuộc loài Phaseolus vulgaris nằm trong họ Đậu).

Sau đó, người ta lấy mẫu của họ bằng cách thu thập thông qua việc sử dụng một “ống trực tràng”. Theo như mình hiểu là người ta cho họ ăn xong, sau đó thu khí “địch” hay “xì hơi”.=))

Các “ống trực tràng” này, sau đó đã được trao cho hai giám khảo, những người trước đây đã “chứng minh được khả năng của họ để xác định” các loại khí chứa lưu huỳnh khác nhau.

Nghiên cứu này liên quan đến cách các giám khảo sử dụng như sau ” đặt mẫu cách 3cm từ mũi của họ, từ từ đẩy khí ra, ngửi một chút”. Sau đó họ đánh giá mùi trên một quy mô từ 1 (không mùi), đến 8 (rất xúc phạm).

Đây là công việc không dễ chịu mấy…Hehe. Các bạn có thể thử tại nhà nhé nếu khướu giác của bạn còn tốt!

Một quan sát thú vị của nghiên cứu này là sự khác biệt giữa các “rắm” của nam giới và phụ nữ. Mặc dù kích thước mẫu nhỏ có nghĩa là không thể đưa ra kết luận chính xác, nhưng trong nghiên cứu này họ cho biết phụ nữ có nồng độ hydrogen sulfide cao hơn đáng kể, và các giám khảo cho rằng mùi nặng hơn đáng kể (thúi quá mà!).

Họ cũng lưu ý rằng nam giới có khuynh hướng tạo ra một lượng khí lớn hơn cho mỗi lần đi qua. Bây giờ chúng ta đã biết rồi nha. Để lần sau bạn gái của bạn có… thì nói họ đừng đổ thừa cho bạn nhé!

Mùi mồ hôi dưới cánh tay (“mùi hôi nách”)

Bạn có biết rằng “mùi hôi nách” của bạn có khoảng một triệu vi khuẩn trên mỗi cm2 không? Và những chuyển đổi mồ hôi không mùi của bạn tạo thành một loạt các phân tử mồ hôi.

Mùi hôi dưới cánh tay thực sự có hai hợp chất hữu cơ mà không chứa lưu huỳnh trong hỗn hợp này. Axit 3-metyl-2-hexenoic được xem là một trong những nhân tố chính gây ra mùi hôi của con người, nó có mùi thơm được miêu tả là “dê”.

Axit 3-hydroxy-3-metylhexanoic đóng góp một mùi hương giống như hương vị cay, trong khi đó 3-metyl-3-sulfanylhexan-1-ol (cùng với các hợp chất có chứa lưu huỳnh khác) cung cấp một mùi hành củ (trên thực tế nó có tỉ lệ 75:25 của hai đối phân này, trong đó tỉ lệ ít hơn có một mùi hương “mùi vườn”).

Mùi hôi chân

Cuối cùng trong series “mùi hương” của cơ thể, chúng ta sẽ đề cập đến mùi hôi chân. Đây là một trong những mùi mà ai trong số chúng ta cũng khó chịu hay ngại ngùng nếu mắc phải.

Một lần nữa, mồ hôi là một yếu tố chủ yếu gây mùi hôi này. Tuy nhiên, cũng như mùi hôi miệng, chân là môi trường có lợi cho vi khuẩn phát triển, và đó là các hợp chất tạo ra bởi vi khuẩn gây ra cảm giác mùi.

Methanethiol, chúng ta đã gặp ở nhiều điểm; hai trong số các hợp chất chính khác góp phần vào chân “mùi pho mát” là acid propanoic & acid isovaleric.

Acid isopalic được mô tả như là “cay, chua và ôi đít”, trong khi acid isovaleric lại thu hút các mảng tương tự như: “mùi pho mát, mùi vị hôi và lên men.” Sự hiện diện của acid isovaleric là kết quả do vi khuẩn tạo ra, cũng được tìm thấy trong một số loại pho mát mạnh.

Trên đây, tôi đã trình bày cho các bạn rõ về khía cạnh hóa học gây ra những “mùi hương” của cơ thể. Từ đây, các bạn đã có thể hiểu rõ nguyên nhân tại sao rùi chứ. Vì thế, cách tốt nhất để hết những mùi này là chúng ta nên vệ sinh cá nhân sạch sẽ hay ăn uống hợp lý nhé!

Tham khảo Compound Interest và tổng hợp.

Chia sẻ:
 
HHLCS

Tôi là người đam mê Hóa học và muốn chia sẻ những kiến thức này cho những người cùng sở thích, đam mê. Tôi chủ yếu xuất bản về các chủ đề liên quan đến hóa học trong cuộc sống hằng ngày.