Hóa học đằng sau mùi hương của mưa

Sau những tháng ngày nóng bức với nắng và gió, cuối cùng ngày hôm qua cũng có vài giọt mưa trái mùa. Bạn biết rồi đấy, khi thời tiết khô ẩm quá lâu bỗng nhiên có một cơn mưa bất chợt có thể xoa dịu đi cái nắng nóng của thời tiết.

Nhưng kèm theo đó là hàng loạt những mùi “hương” quen thuộc mà bạn có thể bắt gặp trước hay sau cơn mưa. Đó là mùi hôi của đất, mùi của cây cỏ, mùi của những cơn khát mùa hè…

Đôi nét

Khi chúng ta còn nhỏ, cha mẹ thường không cho chúng ta tắm mưa đầu mùa vì mưa kèm theo bụi, vi khuẩn trong đất và một số thứ linh tinh khác nữa.

Vậy ai trong số các bạn để ý về những mùi này sau cơn mưa? Hôm nay, trong sơ-ri hóa mùi hương chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về hóa học đằng sau mùi hương của mưa nhé! Các bạn đã sẵn sàng chưa nào! Let’s go!

Các bạn có biết rằng các hợp chất khác nhau có liên quan đến mức độ khác nhau trong mùi mưa không? Tùy thuộc vào việc chúng ta đang nói về mùi mưa sau khi mưa hay mùi trước khi mưa mà thôi!

Hóa học đằng sau

Ba nguồn gốc chủ yếu của các hợp chất này là vi khuẩn trong đất và đất, dầu (hay là những tinh dầu dễ bay hơi) được thải ra bởi thực vật trong lúc thời tiết khô và điện tích điện gần các cơn bão.

Trước tiên, chúng ta hãy xem xét các vi khuẩn, vì hợp chất chúng sản sinh ra được trích dẫn rộng rãi nhất bất cứ khi nào có mùi mưa được thảo luận.

Đây là một loại vi khuẩn cư trú đặc biệt, được gọi là actinomycete, tạo ra hợp chất mà chúng ta quan tâm chính là geosmin. Chúng thải ra nó vào đất xung quanh, và sau đó nó bị xáo trộn bởi lượng mưa, lan rộng trong không khí và cho phép chúng ta phát hiện ra nó.

Các bạn nên nhớ là không cần phải có nhiều geosmin trong không khí để tất cả chúng ta có thể phát hiện ra nó. Người ta ước tính con người có thể phát hiện ra geosmin ở nồng độ thấp tới 5 phần nghìn tỉ, tương đương với một thìa cà phê geosmin trong 200 hồ bơi Olympic.

Một yếu tố nữa là tinh dầu được sản xuất bởi thực vật, đặc biệt khi có một thời gian khô kéo dài. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng cây trồng tạo ra một hỗn hợp các loại dầu đặc biệt trong thời tiết khô, được thiết kế để ức chế sự tăng trưởng và giảm thiểu cạnh tranh về nước.

Những loại dầu thu thập trong đất và đá; mưa sau đó tạo ra một loạt các hợp chất nhỏ hơn, dễ bay hơi nội trong chúng để sau đó được phát tán vào không khí.

Bên cạnh đó, geosmin cũng có trong củ cải đường, và chịu trách nhiệm cho hương vị đất của nó.

Ngoài ra, sự hiện diện của geosmin trong nước, có thể gây ra một hương vị khó chịu, đó là mùi bùn. Tuy nhiên, theo như mùi mưa đi qua, chúng không phải là thủ phạm duy nhất.

Sự kết hợp của nó với geosmin trong không khí gây ra “petrichor”- theo wikipedia thì đây chính là mùi hương của đất, xuất hiện khi trời mưa rơi xuống đất khô – tên này được các nhà khoa học đưa ra vào năm 1964 để ám chỉ mùi sau mưa.

Tuy nhiên, mùi trước khi mưa có một nguyên nhân khác gây ra. Đặc biệt, mùi trước cơn giông, bão là hậu quả của điện tích điện trong bầu khí quyển.

Điều này gây ra sự chia tách một số phân tử oxy trong khí quyển thành các nguyên tử oxy cá thể, sau đó có thể kết hợp với các phân tử oxy khác trong khí quyển để hình thành ozone, O3.

Ozone có mùi hôi, giống với mùi của clo, hoặc dây cháy. Nó không ổn định trong bầu không khí thấp hơn, và thường chỉ có ở trên cao hơn.

Tuy nhiên, các cơn gió thổi tạo ra bởi cơn bão có thể cuốn trôi nó xuống từ bầu khí quyển cao hơn, làm cho chúng ta có thể phát hiện ra nó và báo hiệu rằng đây là mùi trước cơn bão hay là mùi “trước khi mưa”.

Trên đây là các thành phần hóa học chính tạo ra mùi hương của mưa, hi vọng các bạn sẽ hiểu. Bài viết khá ngắn gọn nhưng cũng khá chi tiết, giúp cho các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về mùi trước hay sau khi mưa.

Lần sau trời có mưa, bạn thử ngồi bên cửa sổ ngắm nhìn những giọt mưa, tận hưởng hết mùi của chúng và có thể “chém gió” với một ai đó nhé!

Tham khảo Compound Interest, Wikipedia và MNN.com.

Chia sẻ:
 
HHLCS

Tôi là người đam mê Hóa học và muốn chia sẻ những kiến thức này cho những người cùng sở thích, đam mê. Tôi chủ yếu xuất bản về các chủ đề liên quan đến hóa học trong cuộc sống hằng ngày.